Chỉ vì điều gì đó là sự thật không có nghĩa là nó chính xác… hoặc
việc đó nói lên toàn bộ câu chuyện.
Cố gắng dẫn dắt mọi người đi sai hướng với những tuyên bố thực được gọi
là quanh co/không thực. Mọi người làm điều đó thường ngày, và một
nghiên cứu của Harvard đã cho thấy ngay cả khi điều đó không trung thực,
chúng ta vẫn có xu hướng coi nó dễ chấp nhận hơn là việc nói dối công
khai. Đây là năm cách phổ biến nhất mà mọi người thường “quanh co”:
Hái anh đào. Người ta chọn ra vài thực tế hỗ trợ cho quan điểm của họ và
tảng lờ đi bất cứ điều gì đi ngược lại quan điểm ấy, rồi trình bày dữ liệu
như thể nó là bằng chứng đáng tin cậy. Điều này có vẻ thuyết phục với
người nghe – những người hiếm khi biết đủ chi tiết để nghi ngờ nó.
Chỉ dẫn sai. Họ nói sự thật nhưng tránh trả lời câu hỏi. Ví dụ, trong nghiên
cứu của Harvard, những người tham gia trả lời được yêu cầu bán một chiếc
xe đã qua sử dụng có những vấn đề đáng kể về máy móc. Họ được cho lựa
chọn là thể hiện sự trung thực hoàn toàn, nhưng 71% vẫn chọn việc đưa ra
hướng dẫn sai lệch: “Chiếc xe lái trơn tru và rất nhạy. Chỉ mới tuần vừa rồi
nó khởi động mà không gặp vấn đề gì khi nhiệt độ là -5°F.” Thật không?
Thật, nhưng thông tin sai lệch trầm trọng.
Sự phóng đại. Họ biến những khác biệt nhỏ thành có vẻ như những khác
biệt lớn. Nếu bạn nhấn đủ mạnh, người nghe dường như sẽ chấp nhận ý
tưởng, ví dụ, chỉ giảm đi (hoặc tăng lên) 1% số người tham dự (hoặc bất cứ
điều gì) cũng gây sửng sốt. Các chính trị gia làm điều này suốt.