Lúc mới đầu, việc vượt qua trở ngại thường dễ dàng hơn. “Mọi người
thường có ít động lực phát triển một kế hoạch B tử tế vì họ đầu tư quá
nhiều cảm xúc vào kế hoạch A,” như lời một chuyên gia quản lý rủi ro. Kết
quả là, “Họ kẹt cứng ở phần cuối danh mục cần làm vì một nhiệm vụ không
bao giờ được hoàn thành.”
Ở đầu giai đoạn lập kế hoạch, bạn ít có xu hướng quên đi những chi tiết
quan trọng… và khi bạn có thể đánh giá được các lựa chọn bằng cách nào
đó, đó là thời điểm tốt để chọn ra hai ưu tiên và gọi chúng là kế hoạch A và
B.
Việc quyết định lúc nào “bóp cò” – sự kiện hoặc tình huống cho bạn biết đã
đến lúc sử dụng kế hoạch B – trước khi bạn rơi vào tình huống đó là rất
thông minh. Và trong khi bạn đang cân nhắc điều đó, bạn có thể tính toán
xem mình sẽ chuyển sang kế hoạch B nếu cần thiết.
Đó là cơ hội để đưa mọi người tham gia vào quá trình. “Bạn không thể thực
hiện toàn bộ dự án một mình và mong đợi nó suôn sẻ,” CEO của một công
ty nổi tiếng khẳng định, giải thích rằng nếu bạn làm đúng điều đó, bạn sẽ
không chỉ có một kế hoạch B, bạn sẽ có những người khác sẵn sàng giúp
bạn thực thi nó khi cần thiết.”