Tay lính gác vẫn không tin, vì vậy tay này lại tiến hành việc
phân tích cát khác. Không nghi ngờ gì, các bao chỉ có cát. Người
đàn ông với chiếc xe đạp lại đóng lại các bao cát và đạp xe qua
biên giới.
Việc này diễn ra hằng tuần liên tục trong khoảng một năm. Rồi
chấm dứt. Một tháng sau, tay lính gác đi bộ tới một quán cà phê
trong vùng và nhận ra “người đàn ông cát” đang dùng bữa trưa.
Anh ta tiến đến chỗ người đàn ông và nói, “Này, tôi biết là ông
đang buôn lậu cái gì đó. Nỗi tò mò đang giết dần tôi. Làm ơn hãy
nói cho tôi biết – đó là cái gì vậy.”
Người đàn ông nhấp một ngụm cà phê, mỉm cười với tay lính
gác và nói, “Xe đạp.”
Tất cả chúng ta đều là những đứa trẻ trước những điều mà các pháp sư
gọi là “chỉ dẫn sai lạc” – “một kiểu lừa gạt mà theo đó sự chú ý của
người nghe bị tập trung vào một thứ nhằm phân tán khỏi thứ khác”.
Thật đáng ngạc nhiên là điều này lại thường xuyên diễn ra trong cuộc
sống – đặc biệt trong kinh doanh và chính trị. Khi sự chỉ dẫn sai lạc
này được thực hiện trôi chảy, bạn có thể không nhận ra nó đang diễn
ra. Nhưng khi bạn nhận thấy nó – khi điều gì đó khiến bạn bận tâm và
hệ thống ra đa cảnh báo “điều xấu” của bạn tắt đi – đừng bỏ qua cảm
giác này. Hãy giải thích tình huống và tìm ra điều bạn đã bỏ lỡ. Đây là
cách hiệu quả để tránh trở thành một nạn nhân.