“Có, tôi biết,” gã đàn ông nhỏ bé trả lời. “Nhưng nếu các ông
không cho tôi tiến lên đầu hàng, sẽ chẳng có ai mở cửa siêu thị
đâu.”
Bạn có thể không bao giờ thuộc về một đám đông, nhưng nếu có lúc
bạn thấy khó kiểm soát cơn thịnh nộ của mình, hãy nhớ hai điều này:
Đầu tiên, đừng quá quắt với một người xen vào hàng, nói to, lái xe quá
nhanh, vân vân và vân vân. Chẳng đáng tăng huyết áp chỉ bởi ai đó
hành xử như một kẻ ngớ ngẩn. Điều thứ hai, có thể là những tình
huống… Kẻ nói to có thể đang nói với ông bố lãng tai của mình; tay
lái xe hung hăng có thể đang cố gắng đi tới bệnh viện. Và bạn không
bao giờ biết: lần tới, “tên khốn” với đầy đủ ý nghĩa của nó mà ai đó
nói tới có thể sẽ là bạn đấy.
Làm thế nào bạn tránh được cơn giận dữ? Hít một hơi thật sâu, đếm tới
mười, và xem liệu những ý tưởng này có giúp gì không:
Cho đối phương cơ hội. Phản ứng đầu tiên của bạn có thể nhắm tới hành
xử thô lỗ cá nhân của họ một cách cá nhân, nhưng họ có thể đang giải
quyết những vấn đề khác – rắc rối trong gia đình chẳng hạn. Đừng ngay lập
tức tin vào những điều xấu về họ. Tất cả những gì cuối cùng bạn làm là làm
tăng thêm mức độ thất vọng của chính bản thân.
Nhắc đi nhắc lại khẩu quyết “Họ giống hệt mình ấy mà”. Chúng ta có
nhiều điểm chung hơn là khác biệt. Hãy nhắc nhở bản thân rằng những
người khác cũng yêu quý gia đình của họ như bạn vậy, họ cũng muốn được
hạnh phúc, giống như bạn muốn – và mắc sai lầm hệt như bạn đã mắc. Bất