III
NGƯỜI MẸ HAY NGƯỜI KỸ NỮ
M
ột người kỹ nữ như Imperia ở Venise cũng giống như là một Quốc
gia trong Quốc gia. Nàng là thành phần của cơ cấu xã hội. Thay vì phục
tòng theo thị hiếu nhất thời của tình nhân, trái lại, nàng là trung tâm hấp
dẫn. Đó không phải là một vệ tinh vay mượn ánh sáng chói lọi của vị
thân vương hoặc là của người trung lưu. Đó là một thiên thể tỏa ra ánh
sáng rực rỡ và nó vạch trong bầu trời một quỹ đạo lộng lẫy của sự sinh
tồn. Những nhà quyền quý là những người lệ thuộc của nàng. Dinh thự
của nàng không kém dinh thự của nhà Dandolo. Những người tình nhân
thoáng qua trong đời nàng như là những chiếc bóng. Ở Venise, có vị
Thủ tướng, vị Giám mục, viên Đại Pháp quan, người kỹ nữ, viên đại úy
thống lĩnh. Nàng làm một chức vụ, gần như là một giáo quyền. Không
có một thời đại nào khác, dù cổ xưa hoặc là cận đại, không tán dương
người kỹ nữ đến mức độ đó. Đời thượng cổ là sự tôn sùng vẻ đẹp thuộc
về nghệ thuật điêu khắc, và Phryné
được ca tụng như là một pho
tượng tuyệt mỹ. Những thời đại mới xem người kỹ nữ như là một
“phương tiện” ái tình dễ dãi – ái tình không có tình yêu, những
Marguerite Gautier là những hiện tượng ngoại lệ, gần như là những
quái trạng. Thời đại Phục hưng thừa nhận người kỹ nữ trong đời sống
công cộng.
Imperia, với sắc đẹp lộng lẫy, chói lọi bởi trí thông minh và vẻ duyên
dáng đầy hấp dẫn của nàng, ưu thế ấy sẽ có một vai trò quan trọng nếu
như nàng không bị hoàn toàn phó thác cho những sự đam mê của con
tim và xác thịt của nàng. Do đó, địa vị của nàng thấp hơn khả năng
nàng có. Nàng là mẹ của đứa trẻ đáng quý, có một sự tương phản lý thú
giữa hai mẹ con. Ở nàng thiếu nữ, con gái nàng, đó là... tất cả sự tiết