thủ lĩnh của một tố chức bí mật chống đảng. Việc này lại càng làm trí thức
lên tiếng phê bình, chứ đừng bày tỏ trong phạm vi bạn bè.
Chiến thuật của Mao khởi xướng tranh luận trong giới trí thức, cho phép
trăm hoa đua nở và trăm nhà đua tiếng là chấp nhận sự mạo hiểm, bởi vì chỉ
có ít người thực sự phản cách mạng và những người gan dạ như Hồ Phong
sẽ chẳng bao giờ lên tiếng được nữa. Những trí thức khác sẽ chỉ phê phán
những cá nhân mà Mao chủ tâm cải tạo.
Mao có lý do để chấp nhận là chiến thuật của ông sẽ thành công. Bởi vì,
ngay cả trong những cuộc họp với các đại diện của các đảng dân chủ, ông
luôn luôn ngập trong những lời xu nịnh thấp hèn – chẳng khác gì chuyến du
lịch mùa hè năm 1956 của chúng tôi, khi ông gặp giới lãnh đạo đảng các
tỉnh. Sau khi Hồ Phong bị bịt miệng, người ta phỏng đoán rằng, những trí
thức trung thành còn lại sẽ đi theo đường lối của Mao.
Trong cuộc hội nghị cao nhất của nhà nước, Mao đã phê bình sự yếu kém
về lãnh đạo của chính mình, liên quan tới sự xuống dốc của nền kinh tế
nước nhà. Trương Thế Trung liền đỡ lời, bệnh vực vị Chủ tịch.
Trước đây, Trương Thế Trung là tướng của Quốc dân đảng và là người
đứng đầu trong đàm phán giữa những người cộng sản và những người quốc
gia hồi năm 1945. Năm 1949 vì bị Chu Ân Lai lôi kéo, ông đã chạy sang
hàng ngũ những người cộng sản và từ đó trở đi, ông trở thành một thành
viên lừng lẫy của kẻ thù cũ.
Trương nói trong hội nghị: Tôi thường so sánh Chủ tịch với Tưởng Giới
Thạch. Tưởng Giới Thạch lúc nào cũng đồ lỗi cho người khác, mỗi khi việc
gì bị thất bại. Không bao giờ ông ta nhận trách nhiệm về mình. Ngược lại
không bao giờ Mao đổ lỗi cho người khác. Thật là một trời một vực! Thật
đáng kính phục!
Phong trào phê bình do Mao khởi xướng cứ ì ra. Hầu hết các trí thức
không dám mở miệng. Tính cách cai trị của Mao cũng như vầng hào quang
huyền bí của quyền lực và sự bất khả xâm phạm bao quanh ông đã khiến
cho ngay cả những kẻ to gan nhất và những người trung thực nhất cũng