(tức là Mao) đọc kinh, còn các sư sãi (các cán bộ đảng) tụng theo. Thậm chí
một vài người còn phàn nàn rằng, họ chỉ được phép phê bình các sư sãi chứ
không được phê bình người trụ trì.
Dĩ nhiên, Mao bị sốc ông không hề có chủ ý đem mình ra để người ta phê
phán, hoặc để cho toàn thể bộ máy đảng bị công kích. Từ trước tới nay ông
chỉ quen với những lời xu nịnh, chẳng biết các nhà trí thức bất mãn đến
mức độ nào.
Giữa tháng 5, cuộc phê bình đạt tới tột đỉnh. Tư tưởng chống đảng của
quần chúng ở Trung Quốc đã biến thành một cơn sóng lớn dữ dội. Ngay cả
những thành viên của chính phủ, những người được coi là thủ lĩnh của
những đảng dân chủ mà ý kiến của họ thường xuyên được chính phủ tham
khảo, cũng lên tiếng phê bình. Tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng
do Đặng Tước làm tổng biên tập được Hồ Kiều Mục, bạn tôi, cục phó cục
tuyên truyền, kiểm duyệt cũng bị phê bình.
Về cơ bản. Mao đã tính sai. Ông chán ngán nằm lì trên giường và dưỡng
bệnh cảm của ông, mà vì nó tôi lại bị triệu tới.
Bực tức trước những công kích ngày càng tăng, Mao soát lại chiến lược
của ông và lập kế hoạch trả đũa.
Ngày 15 tháng 5, tức vài ngày sau khi tôi trở lại, Mao viết một bài với
tiêu đề Sự biến hóa của sự thật. Bài này được lưu hành bí mật trong phạm
các cán bộ cao cấp của đảng. Sau đó chiến dịch làm trong sạch đảng được
chuyên hướng. Mao lập kế hoạch giáng trả những kẻ đã lớn tiếng phê bình
ông. Các báo chỉ vẫn tiếp tục đăng những ý kiến phê bình, nhưng đồng thời
đăng cả những bài cảm tình với đảng và những bài công kích những phần tử
thiên hữu.
Mao nói: Trước hết, chúng ta phải nhử răn rết bò ra khỏi hang sau đó
chúng ta mới đánh chúng. Chiến lược của tôi là, trước tiên chúng ta hãy để
cỏ dại mọc lên, rồi bứng từng cụm một làm phân bón.
Trí thức vẫn tiếp tục được khuyến khích phê bình, nhưng các cán bộ cao
cấp của đảng được đánh động và hiểu rằng, đòn phản công trí thức sắp được