Bởi vì ý nguyện của Mao trở thành luạt lệ chính thức của đảng, cả cuộc
Cách mạng văn hoá của Mao cũng được hợp thức hoá.
Quá trình tiến gần tới hội nghị mối quan hệ giữa những người còn sống
sót sau các cuộc thanh trừng – với những người đã liên kết với nhay để đạp
đổ Ban lãnh đạo cũ trở nên cực kỳ gay gắt. Liên minh giữa Lâm Bưu và
Giang Thanh rạn nứt. Chu Ân Lai, người luôn luôn thờ phụng Mao, cũng
khá bối rối về những lời buộc tội phản bội, cũng mắc kẹt đây đó giữa họ.
Hai nhóm cạnh tranh nhau, một nhóm do Lâm Bưu ủng hộ, và nhóm kia
– Giang Thanh, đều cố sức cài người của mình vào Ban chấp hành trung
ương và Bộ chính trị.
Chu Ân Lai thường không bàn luận với tôi về các vấn đề chính trị, nhưng
một buổi chiều, khi thấy tôi đi vào nhà Uông Đông Hưng, ông kéo tôi vào
nhà. Ông muốn biết Mao nói gì về thành phần tương lai của ban lãnh đạo
đảng.
- Không có gì cả đâu – tôi trả lời thành thật – Mao chỉ kể rằng muốn tiểu
nhóm cách mạng trung ương cách mạng văn hoá và các nhóm chính trị đặc
biệt thảo luận và quyết định cả vấn đề này.
Giang Thanh lãnh đạo tiểu nhóm, bà ta có nhiều tay chân vì thế ảnh
hưởng của bà đến Ban chấp hành trung ương có thể là khá lớn.
Tôi cảm thấy rằng nhất thiết cảnh cáo Chu: Giang Thanh không thích ông
ta và sẽ làm tất cả để tiêu diệt thủ tướng
- Ngay từ lúc bắt đầu Cách mạng văn hoá Giang Thanh có kế hoạch xử lý
đồng chí bằng với mục tiêu của mình – tôi nói – một lần Cách mạng văn
hoá là cuộc xung đột giữa cuộc cách mạng mới và chính phủ cũ, thì ai là
chính phủ cũ? Dĩ nhiên, trước hết là chính thủ tướng.
Chu Ân Lai, là một trong số những nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc,
còn được Mao tin – đến mức Lâm Bưu một lần gọi ông ta trong cuộc nói
chuyện với Uông Đông Hưng viên chức dễ bảo. Chu lại còn hơn dễ bảo,
ông là người bợ đỡ, nịnh nọt, đôi khi đến thớ lợ. Ngày 10 tháng 11 năm
1966 tôi có mặt trong cuộc hội đàm Mao và Chu, họ có kế hoạch gặp gỡ lần