chúng tôi hơn mọi nhà lãnh đạo khác. Diệp đồng ý rằng vấn đề mắt của
Mao ít nghiêm trọng hơn sự suy thoái trung tâm điều khiển vận động. Nếu
bệnh mù của Mao là do đục thuỷ tinh thể, thì có thể phẫu thuật. Nếu với
mắt lại một cái gì đó khác, thì khi ấy Mao mù hẳn. Nhưng vấn đề tế bào
thần kinh vận động, ông đồng ý, đúng là nghiêm trọng. Ông đề nghị thành
lập một sự tham khảo y tế trong các vùng chính của đất nước để biết các
bệnh nhân khác có cùng chứng bệnh như thế và thử chữa họ. Lúc đó chúng
tôi có thể sử dụng phác đồ tốt nhất áp dụng cho Mao.
Sau đó chúng tôi báo cho Chu Ân Lai. Sức khỏe của ông cũng nguy kịch.
Ông biết rằng cần phải phẫn thuật, nhưng lại buộc phải chờ Mao cho phép.
Những xét nghiệm mới cho thấy một lượng máu lớn trong nước tiểu – đôi
khi tới 100 cc trong một ngày. Bác sĩ muốn ra tay ngay. Chu cũng muốn
mổ, nhưng chỉ với sự đồng ý của Mao. Cuối cùng Đặng Dĩnh Siêu can
thiệp. Mao say đắm đuối một phụ nữ trẻ – cô thí nghiệm viên tên Lý, nhân
viên cũ nhóm chúng tôi, một thời thường gặp gỡ với Chủ tịch. Bởi vì cô ta
không phải bác sĩ, vì vậy không thể buộc tội cô ta là hù doạ bệnh nhân của
mình, Đặng Dĩnh Siêu quyết định yêu cầu cô nói chuyện với Mao về việc
mổ cho Chu.
Chỉ sau khi nói chuyện với Lý, Chủ tịch cuối cùng mới đồng ý. Ngày 1
tháng sáu năm 1974 Chu Ân Lai nhập viện, ở đó các bác sĩ tiết niệu Vương
Thế Bình, Thân Thụ Trân và Dư Xương Thanh đốt điện. Khi biết bệnh của
Mao nặng như nào, Chu không cần lời giải thích thêm hiểu sự nguy hiểm
treo trên đầu Mao.
Chu muốn chúng tôi tiếp tục tìm thuốc và gợi ý liên lạc với phái đoàn
Trung Quốc tại Liên hợp quốc ở New York. Khi chúng tôi nói rằng ngay ở
Hoa kỳ người ta cũng không biết chữa bệnh teo cơ cục bộ như thế nào, Chu
buồn rầu thốt lên: Thôi, thế là hết.
Tất cả chúng tôi im lặng. Có thể nói cái gì được đây…
Chu Ân Lai phá tan sự im lặng: