Những năm sau đó lại bắt đầu một chiến dịch mới. Các nhà lãnh đạo cấp
bậc khác nhau bị tống cải tạo ở trường cán bộ mang tên 7 tháng 5. Tôi lãnh
chức vụ chủ tịch bệnh viện số 305, có nghĩa, tôi là một người lãnh đạo và
rơi vào chính cùng hạng với những người chưa tốt nghiệp. Trương Diêu Tự
không bỏ lỡ cơ hội này. Còn Uông Đông Hưng thì không can thiệp. Họ tống
tôi về Giang Tây, vào một làng hẻo lánh, bắt lao động nặng nhọc. Lúc ấy tôi
đã năm mươi bảy tuổi.
Tôi nằm lại Giang Tây hơn một năm, sống và làm việc như một nông
dân.
Ở Bắc Kinh vẫn tiếp diễn đấu đá. Tháng 12 năm 1978, nắm được quyền
lực, Đặng Tiểu Bình thải hồi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng. Đặng
cũng không tha thứ bộ phận cảnh vệ trung ương tội đã không bảo vệ ông ta
trong thời gian Cách mạng văn hoá. Vì giận, Đặng thậm chí từ chối ở Trung
Nam Hải. Sau khi Trương Diêu Tự và Uông Đông Hưng bị thanh lọc, mở ra
một con đường cho tôi quay về Bắc Kinh. Tôi trở về nhà vào tháng giêng
1979 và quay lại nhiệm vụ của mình.
Nhưng ở đây lại bổ khuyết những tin đồn mới. Tôi đã là người gần gũi
với Uông Đông Hưng. Người ta thúc ép tôi kết tội công khai Uông, bằng
cách kể ra tất cả những gì, mà tôi biết, về quá khứ của ông ta. Nếu Uông
Đông Hưng bị khép tội chính trị thì tôi cũng thế.
Đến lúc ấy bắt đầu đánh giá vai trò Mao trong lịch sử Trung Quốc, còn
tôi đương thời khá gần ông ta. Nếu Mao cũng mắc sai lầm nào đấy, thì trong
đó, cho rằng, tôi cũng có lỗi. Ai đó đã diễn giải rằng bác sĩ riêng của Chủ
tịch cũng gây ảnh hưởng đến bệnh nhân của mình. Cố gắng buộc tội các bác
sĩ và cả ở chỗ họ đã cũng duy trì sức khỏe tốt của Mao, vì thế Chủ tịch mới
nắm quyền lâu đến như thế. Nhưng trong thời gian, khi họ còn là những
người ủng hộ ông ta, thì họ đã buộc tội chúng tôi theo hướng ngược lại.
Cuộc đấu đá giành quyền lực không dịu đi, và các vấn đề, xoay quanh cái
chết của Mao, vẫn chưa được giải quyết. Các nhà lãnh đạo, theo dõi công
việc của nhóm bác sĩ – Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng
Văn và Trương Xuân Kiều – đã bị loại khỏi chức vụ của mình. Không còn