ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 136

nhưng ta bám vào chúng, coi thân là của ta, tâm như là ta: Tất cả là ta, và
của ta. Nếu ta không nhìn thấy các thứ này như chúng thực sự là, thì ta sẽ
không làm gì trừ việc bám vào chúng.

Thiền là như thế này: thấy các pháp rõ như chúng thực sự là. Không

phải là vấn đề thay đổi từ đề mục này qua đề mục khác, vì điều đó chỉ
đảm bảo rằng ta sẽ không biết việc gì. Nhưng cá tính bên trong của ta
dưới ảnh hưởng của vô minh và ảo tưởng, không thích tự thẩm sát nhiều
lần. Nó luôn tìm kiếm những vấn đề khác để bận rộn, đến nỗi ta luôn
nghĩ về những chuyện khác. Đây là lý do tại sao ta cứ ở trong vô minh và
si mê.

Vậy thì tại sao ta có thể biết những điều khác? Vì chúng thích hợp

với những gì mà tham ái muốn. Để thấy được sự việc rõ ràng như chúng
là, ta phải từ bỏ tham ái, do đó tham ái tìm cách để che giấu sự việc.
luôn biến đổi, mang đến những điều mới lạ, khiến ta say mê, khiến ta
không tu học và suy nghĩ về bất cứ điều gì ngoài những vấn đề chỉ làm
tâm ta thêm khổ đau, phiền não. Đó là tất cả những gì mà tham ái muốn.
Trong khi phương cách tu tập để chấm dứt khổ đau, phiền não trong tâm,
thì luôn cản đường của tham ái.

Đó là lý do tại sao tâm luôn hướng đến những điều mới lạ để biết,

để xông vào, rồi trở nên dính mắc. Do đó khi tâm không tự biết mình, ta
phải thực sự nỗ lực để thấy sự thật là những thứ trong tâm không phải là
ta hay của ta. Đừng để tâm thiếu sự hiểu biết này. Hãy biến điều này
thành một quy luật nội tâm. Nếu tâm không biết các chân lý về vô
thường, khổ, vô ngã từ bên trong, thì nó sẽ không thoát khỏi khổ. Cái
biết của nó sẽ là cái biết của tục đế, của thế gian; nó sẽ đi theo con đường
của tục đế. Nó không thể đạt được các đạo quả dẫn đến Niết Bàn.

Do đó đây là nơi mà chân đế và tục đế rẽ hai đường. Nếu ta thấu

hiểu vô thường, khổ, vô ngã đến mức độ tuyệt đối thì đó là con đường
chân đế. Nếu ta không biết đến tận ngọn nguồn, thì ta vẫn còn ở mức độ
thế tục.

Đức Phật dạy nhiều điều nhưng tất cả rồi cũng tụ về đây. Các

nguyên lý quan trọng của sự tu tập - Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế - tất cả
đều đưa đến tính chất của vô thường, khổ và vô ngã. Nếu ta cố học quá
nhiều nguyên lý, rốt cục lại ta cũng không có cái biết rõ ràng về chân lý
như nó là. Nếu ta chú tâm biết chỉ chút ít, rốt cục ta lại được nhiều tuệ
giác hơn là nếu ta cố biết quá nhều. Do tham muốn biết quá nhiều mà ta
cuối cùng bị hoang tưởng. Lang thang trong tà kiến, suy tưởng, gán
ghép, đặt tên sai lạc các thứ, trong khi cái biết tập trung, cụ thể, khi nó
thực sự biết, là tuyệt đối. Cần nhấn mạnh một điểm là: ta không cần biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.