Sự Khác Biệt Trong Hiểu Biết
Ta có thể làm gì để thấy được các uẩn – nơi tụ hội của khổ đau,
phiền não - một cách rõ ràng đến nỗi ta có thể cắt đứt sự bám víu của
tâm vào chúng? Tại sao người học y khoa để thành bác sĩ có thể biết tất
cả các bộ phận trong cơ thể: như ruột, gan, thận, và hơn thế nữa - đến
từng chi tiết mà lại không phát triển bất cứ sự nhàm chán hay ly tham
nào đối với thân-tại sao? Tại sao các đạo tỳ (người làm dịch vụ mai táng)
đã trải bao thời gian bên bao xác chết mà vẫn chưa đạt được chút tuệ
giác nào? Điều này chứng tỏ rằng tuệ giác rất khó được. Nếu không có
chánh niệm tỉnh giác để thấy rõ các pháp như chúng là, thì cái biết đó chỉ
là một thị hiếu thoáng qua. Nó không ăn sâu vào. Tâm tiếp tục chấp vào
các bám víu của nó.
Nhưng nếu tâm có thể đạt được tuệ giác thật sự đến mức mà nó có
thể buông bỏ mọi bám víu, thì nó có thể đạt được các đạo quả dẩn đến
Niết Bàn. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt trong hiểu biết. Ta
không cần phải biết tất cả mọi chi tiết về thân như các nhà giải phẫu hiện
đại. Ta chỉ cần biết là thân gồm có tứ đại cùng với yếu tố của không gian
và thức. Nếu ta thật sự biết chỉ chừng ấy, là ta đạt được các đạo và các
quả, trong khi những người biết tất cả chi tiết về thân, đến nỗi họ có thể
thực hiện những ca giải phẫu khó, lại không đạt được điều gì cao siêu
hơn.
Vậy ta hãy phân tích các yếu tố của thân để biết chúng thấu đáo.
Nếu được vậy thì khi có những sự thay đổi trong thân tâm, ta sẽ không
có nhiều bám víu. Bằng không sự bám víu của ta sẽ cố định, mạnh mẽ,
và sẽ dẩn ta đến trạng thái tương laicủa hữu (being) và sinh (birth).
Giờ có cơ hội, ta nên quán thân đến từng chi tiết. Hãy niệm năm đề
mục căn bản của thân là - tóc, lông, móng, răng và da - và quán chúng kỹ
từng cái một. Không cần quán tất cả năm. Quán tóc để thấy nó thuộc về
yếu tố đất, để thấy gốc rễ của nó ngâm trong máu và nước nhờn dưới da.
Màu sắc, mùi vị, nơi nó có mặt, tất cả đều không có gì hấp dẩn. Nếu ta
phân tích và quán niệm về những điều này, ta sẽ không ảo tưởng xem
chúng là của ta: tóc, móng, răng, da của ta.
Tất cả những phần này được phối hợp bởi đất, nước, gió và lửa. Nếu
chúng thuần là đất thì có lẽ chúng không tồn tại lâu, bởi vì mỗi phần của
cơ thể phải phối hợp bởi bốn phần này mới thành cơ thể. Kế đến là hiện
tượng tâm, tâm đứng đầu. Đây là những thứ theo đúng với trạng thái tự
nhiên - sự sinh, sự biến đổi và sự diệt của các hiện tượng tâm sinh lý-