ý định sẽ đưa vào tiểu thuyết môn bóng bầu dục Mỹ yêu thích của ông. Tuy
nhiên, khi suy nghĩ về câu chuyện của những người bạn thời đại học, cái
tên “Câu lạc bộ bóng bầu dục Mỹ” đã xuất hiện trong đầu ông. Dường như
ý tưởng này còn đến trước cả chủ đề về chứng rối loạn nhận diện giới tính
nữa.
Một người không thể lưu lại một nơi quá lâu. Sự gần gũi không phải lúc
nào cũng giúp hai người kết nối tình cảm. Bí mật phải được giấu kín vì
người mình thương. Những suy nghĩ phức tạp của những con người ấy kết
nối với nhau một cách bất ngờ và không thể đoán trước được trong nội
dung của câu chuyện.
Ban đầu tác giả chỉ kể những kỷ niệm hồi còn trẻ về giải đấu vòng hay
chỉ đơn thuần là vụ sát hại một kẻ rình mò, nhưng về sau câu chuyện lại
diễn biến hết sức bất ngờ. Bên cạnh việc khắc họa hành động và tính cách
đặc trưng tùy vào từng vị trí thi đấu của các thành viên trong câu lạc bộ,
đây vẫn là cuốn tiểu thuyết trinh thám mà trong đó “QB”, tức Nishiwaki
Tetsuro, đã theo đuổi đến cùng sự thật đằng sau vụ án. Cuốn sách kết thúc
thật sự để lại dư âm trong lòng người đọc.
Nhân tiện, bìa cuốn sách được xuất bản ở Nhật có nền màu xanh navy
đậm, tên tác phẩm và tác giả được viết bằng phông chữ Mincho màu trắng.
Màu xanh đậm ấy có lẽ sẽ khiến người ta liên tưởng đến bầu trời đêm trong
bài hát Bầu trời đêm Nomukou nhỉ? Nhưng khi mở bìa ra, phía bên trong sẽ
xuất hiện một bức tranh. Đó là hình ảnh hai bóng người màu đen đang đi
trên dải “Mobius”. Trong đó, một người đang đứng trên đầu gối của mình,
tạo cảm giác như đang bị nỗi phiền muộn bao trùm. Đối với sách khổ
bunko, ý tưởng ấy lại được dùng cho phần thiết kế ở mặt sau của đai sách.
Cuốn sách đề cập đến vấn đề chuyển giới và người chuyển giới, có
những phân đoạn kể về “mối quan hệ giữa nam và nữ là mối quan hệ giữa
hai mặt của dải Mobius”. Đặc biệt ấn tượng nhất là câu nói “Riêng tôi nghĩ
trên đời này không tồn tại chứng rối loạn nhận diện giới tính. Đối tượng
cần điều trị chính là bộ phận xã hội có cách nhìn nhận vấn đề như thế thì
đúng hơn”.