loạng choạng đi về phía cửa. Nó đã bị khoá ngoài. Bà áp tai vào cánh cửa,
nghe ngóng. Nhẽ ra phải có tiếng các con. Nhẽ ra chúng phải đến gặp bà.
Nếu như chúng có thể. Nếu như chúng còn sống.
Đôi chân bà run đến nỗi gần như không thể lết đến chỗ để điện thoại. Bà
thầm cầu nguyện rồi cầm ống nghe lên. Bà nghe thấy tiếng tút dài quen
thuộc trong máy. Bà lưỡng lự, lo sợ với ý nghĩ Walther sẽ làm gì mình nếu
bị ông ta bắt gặp lần nữa. Anna bắt đầu quay số 110 mà không cho mình có
cơ hội nghĩ ngợi.
Tay bà run quá nên quay nhầm số, và nhầm thêm lần nữa. Bà bắt đầu nức
nở. Còn quá ít thời gian.
Cố gắng kìm chế cơn kích động đang tăng dần, bà thử lại lần nữa, các ngón
tay cố gắng làm thật chậm rãi. Bà nghe thấy tiếng chuông, và kỳ diệu thay
một giọng đàn ông vang lên, "Phòng cấp cứu sở cảnh sát".
Anna không nói nổi một tiếng.
- Phòng cấp cứu Sở cảnh sát đây. Tôi có thể giúp được gì?
- Vâng! - Tiếng nức nở bung ra. - Vâng, xin làm ơn… Tôi đang gặp nguy
hiểm. Xin hãy cử người…
Walther chợt hiện ra trước mặt bà, giật ống nghe khỏi tay bà và đẩy mạnh
bà lên giường. Ông ta dập ống nghe xuống, thở mạnh, giật dây nối điện
thoại ra rồi quay sang Anna.
- Các con, - bà thì thầm. - Anh đã làm gì các con?
Walther không trả lời.
***
Trung ương cục của Sở cảnh sát hình sự Berlin nằm ở số 2832 đường
Keithstrasse trong một khu gồm toàn các căn hộ và văn phòng trông rất
bình thường.
Số điện thoại khẩn cấp của phòng được trang bị một hệ thống giữ số tự
động để cho tất cả các cuộc gọi đến đều không thể tự ngắt trừ khi đường
dây được tổng đài nhả ra. Bằng cách nầy, tất cả các số điện thoại gọi đến
đều bị lần ra, cho dù cuộc gọi có ngắn đến đâu đi chăng nữa. Đây là một
thiết bị tinh vi và là niềm tự hào của cả phòng.
Năm phút sau cú điện của Anna Gassner, thanh tra Paul Lange bước vào