cha.”
“Con biết lý do cha uống nhiều … chỉ tại cha buồn.”
“Vâng, nhưng cha cũng biết con sẽ không giúp được gì cho cha nữa…” rồi
một nỗi thương cảm trào lên, lòng cô nôn nao khó tả.
Phần Lê Bát, anh không hiểu tại sao vợ mình có tiền mua được căn nhà nhỏ
ở một con đường nhỏ tại Đà Nẵng, rồi lại có tiền làm vốn bán hàng khô.
Nếu có hỏi thì Kim Thản õng ẹo trả lời:
“Ba má em thấy anh mất hết ruộng đất đã đi vay mượn một người giàu có
trong làng chài có họ hàng xa với mình. Sau này mình làm ăn khá giả sẽ trả
lại cho người ta.”
“Ba má em tốt quá.”
“Còn phải nói…” cô mỉm cười đáp lại và thấy từ sau khi chồng được tha về
cô yêu chồng cô nhiều hơn vì đôi khi cô thấy có hai người đàn ông trong
chỉ một người.
Hơn sáu tháng sau cô sinh cho Lê Bát một đứa con gái đầu lòng đặt tên là
Thanh Hiên.
Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước và sau cái tết năm đó, Ngọc Thu rồi
Mỹ Xuân, Mỹ Đông, ba người phụ nữ trong tổ chức, lần lượt sinh con: con
gái Ngọc Thu được Tuấn Nhơn đặt tên là Khánh Dung, con trai Mỹ Xuân
được Bảy Long đặt tên là Mạnh Cường, con trai Mỹ Đông được Huy
Phụng đặt tên là Huy Khang. Suốt thời gian qua, ba người phụ nữ trẻ này
mang bầu khệnh khạng không thể tham gia các phong trào chỉ làm công tác
tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho tổ chức.
Khi con được sáu tháng, Ngọc Thu và Mỹ Xuân khi cần làm công tác thì
giao con cho Mỹ Đông trông hộ. Lúc đó Mỹ Đông và mẹ cùng thằng em
trai út trông nom một lúc ba đứa trẻ. Đứa em trai kế Mỹ Đông tên Đức Lai
thì xách súng đi theo bảo vệ chị và bạn chị. Ở tuổi dậy thì, Đức Lai đã bị vẻ
đẹp của Ngọc Thu làm bối rối, bồi hồi, vẻ đẹp mà nó thường lén nhìn: nó
chỉ đi xa xa phía sau không dám đi gần Ngọc Thu. Đôi khi nó nhắm mắt lại
để xua đuổi những điều mộng tưởng vẩn vơ trong lòng nó, có lần vì nhắm
mắt mà nó xuýt rơi xuống mương, còn bị cành cây va vào đầu là chuyện