dâu để cưỡng dâm, có tiếng kháng cự yếu ớt của Kim Thản sau cùng cô
nhắm mắt buông xuôi, nhớ đến người chồng còn bị giam ở nhà làng. Rồi từ
hai cái bóng chờn vờn, quần thảo, vang lên dồn dập tiếng thở dốc và tiếng
rên rỉ trong lạc thú.
Sau này khi nhớ đến mấy đêm ăn nằm với Lê Đối, Kim Thản rất ân hận, dù
vậy cô không muốn nghĩ mình bị cưỡng dâm nhưng coi đó là sự hy sinh
của cô cho gia đình; cô phải thừa nhận cha chồng thương cô thật, còn cô
chỉ có một mối thương cảm nào đó đối với ông. Cô cho rằng trong việc này
có sự đồng thuận của cả hai như một thứ giao kèo. Dĩ nhiên Lê Đối hứa sẽ
bù đắp tiền bạc cho cô sau sự cố Việt Minh trong làng cướp đoạt ruộng đất
của vợ chồng cô.
Cô không ngờ rằng mình áp dụng quan điểm cứu cánh biện minh cho
phương tiện như mấy cán bộ CS trong làng vì lòng cô không có sự tàn nhẫn
của họ. Có thể cô đã lạm dụng lòng thương cảm của cô. Vả lại cô muốn
cùng chồng rời khỏi mảnh đất mà Thầy Trình nói là đất dữ, nhưng không
thể ra đi với hai bàn tay trắng. Mấy ngày nay cô nghĩ đến lời Thầy Trình
nói với con trai út Tuấn Nghĩa mà em cô, Huỳnh Hiển, đã kể lại. Cô cần (và
ngụy tín cô sẽ mượn tạm) món tiền của cha chồng để cùng chồng ra đi. Cô
không ngờ lòng thương cảm trong tình thế miễn cưỡng ấy đã để lại một
khoảng tối đáng hổ thẹn trong tâm hồn cô cùng một kỷ niệm buồn về cha
chồng Lê Đối.
Giữa năm 1945 nghĩa là khoảng hai tháng sau ngày Lê Bát được tha về, vợ
chồng Lê Bát- Kim Thản dọn nhà ra Đà Nẵng sống, thực chất là để chạy
trốn Việt Minh. Ngày ra đi Lê Đối nhìn Kim Thản nhỏ lệ. Ông nghĩ được
yêu Kim Thản dù chỉ trong mấy đêm ngắn ngủi là sự toại nguyện sau cùng
và lớn nhất của đời ông. Trong lúc thằng con cả Lê Ngát mừng rỡ vì sẽ trở
thành người con trai duy nhất sống bên cạnh cha và thừa hưởng mọi của
cải, không phải chia lại cho thằng em Lê Bát bị lấy mất ruộng đất. Thấy cha
chồng Lê Đối nhỏ lệ, Kim Thản nhớ lại dòng nước mắt mà đêm nào cha
chồng cô đã để rơi trên đôi vú no tròn căng thẳng của cô hôm chồng cô còn
bị giam giữ, cô nắm tay bố chồng nói:
“Cha ở lại đừng uống rượu nhiều nhé, thỉnh thoảng chúng con về thăm