tạp dài khoảng mười lăm xăng ti mét. Những tờ phát tay dành cho báo giới
thì cực kỳ tẻ nhạt, dày đặc những lý thuyết lượng tử.
Đối với phóng viên hiếm có nào vẫn còn rất quan tâm về đề tài này,
ITC đã rất nhiệt tình lên lịch cho một chuyến thăm cơ sở hạ tầng của họ ở
New Mexico. Những phóng viên này được dẫn tới những phòng nghiên cứu
đã được chỉ định. Rồi, trong một phòng họp lớn, họ được cho xem quy trình
chế tạo các thiết bị – những cuộn dây đo biến thiên trường được lắp vào các
thiết bị tạo siêu hàn, tấm chắn siêu dẫn và phần chì dẫn điện bọc ngoài.
Những lời giải thích đề cập đến các phương trình Maxwell và chuyển động
tĩnh điện. Gần như lần nào cũng vậy, tất cả các nhà báo đều bỏ dở bài viết
của mình. Theo lời một người, “Nó hấp dẫn cũng ngang như dây chuyền lắp
ráp máy sấy tóc ấy.”
Bằng cách này, Doniger đã thành công trong việc giữ bí mật về phát
kiến khoa học vĩ đại nhất cuối thế kỷ hai mươi. Một phần nào đó, sự im lặng
của gã là hành động tự vệ: những công ty khác, như IBM và Fujitsu, đã bắt
đầu tiến hành những nghiên cứu lượng tử của riêng mình, và dù Doniger cố
bốn năm vượt trước họ, việc họ không biết đích xác gã đã tiến xa được đến
đâu cũng là một lợi thế cho gã.
Gã cũng biết rõ rằng kế hoạch của mình vẫn chưa hoàn chỉnh, và gã
cần được kết thúc nó trong bí mật. Như bản thân gã vẫn vừa nói vừa cười
nhăn nhở như một đứa trẻ, “Nếu biết chúng ta muốn làm gì, người ta sẽ thực
sự muốn ngăn chúng ta lại đấy.”
Nhưng đồng thời, Doniger cũng biết rằng gã không thể cứ giữ bí mật
mãi thế được. Không sớm thì muộn, có thể do tai nạn, bí mật sẽ lộ ra. Và khi
chuyện đó xảy ra, gã sẽ là người phải đứng ra lèo lái.
Trong tâm trí Doniger hiện lên câu hỏi rằng có phải chuyện đó đang
diễn ra ngay lúc này hay không.
*
*