gian từ năm 1955 đến 2006, tỷ lệ các hợp đồng vay thế chấp không mua
trang trại được chính phủ bảo đảm đã giảm từ 35% xuống 5%. Song trong
cùng giai đoạn đó, tỷ lệ các hợp đồng vay thế chấp được nắm giữ bởi các
công ty do chính phủ bảo trợ lại tăng từ 4% lên mức đỉnh 43% năm 2003.
Cơ quan Giám sát Doanh nghiệp Nhà ở Liên bang đã yêu cầu Fannie và
Freddie phải tiếp nhận nhiều RMBS hơn nữa (kể cả các chứng khoán được
bảo đảm bởi những hợp đồng dưới chuẩn), bằng cách nới lỏng các quy định
điều tiết tỷ lệ vốn trên tài sản của các tổ chức đó. Song hai tổ chức này chỉ
có 84 tỷ đô la vốn, tức là chỉ 5% của số tài sản 1.700 tỷ đô la trên các bảng
cân đối tài chính là của họ, đó là chưa nói đến 2.800 tỷ đô la nữa mà họ đã
bảo đảm.
Nếu chẳng may các tổ chức này rơi vào tình thế khó khăn, có
lẽ một giả định khá hợp lý là sự bảo trợ của chính phủ có thể sẽ biến thành
sở hữu của chính phủ, với những hậu quả lớn cho ngân sách liên bang.
Như vậy hóa ra nhà đất không phải là một kênh đầu tư an toàn tuyệt đối.
Giá nhà đất cũng có thể lên và có thể xuống. Và, như chúng ta đã thấy, nhà
đất là loại tài sản có tính thanh khoản khá kém - nghĩa là chúng khó có thể
bán được nhanh chóng khi bạn đang bị bế tắc vì tài chính. Giá nhà đất rất
"bám dính" theo chiều giảm bởi vì người bán rất ghét phải giảm giá đặt bán
trong thời kỳ suy thoái; kết quả là tràn ngập các bất động sản không bán
được trong khi nhiều người muốn chuyển nhà cứ phải trân trân nhìn những
tấm biển "Bán nhà" của mình. Điều này có nghĩa là sở hữu nhà ở có thể làm
giảm tính lưu động của lao động, và do vậy làm chậm lại quá trình phục hồi.
Đó hóa ra lại là những nhược điểm của ý tưởng về nền dân chủ sở hữu nhà
ở, mặc dù nó đã từng được xem là rất hấp dẫn với việc biến tất cả những
người đi thuê nhà thành chủ sở hữu. Câu hỏi vẫn còn chờ được trả lời là liệu
chúng ta có bất kỳ ngành kinh doanh nào xuất khẩu cái mô hình rủi ro cao
này đến phần còn lại của thế giới hay không.
An toàn như các bà nội trợ