Chương 6 TỪ ĐẾ QUỐC ĐẾN TRUNG-
HOA-MỸ
Chỉ mới mười năm trước đây, trong cuộc Khủng hoảng châu Á 1997-98,
người ta vẫn nghĩ rằng khủng hoảng tài chính dễ có khả năng xảy ra ở ngoại
vi nền kinh tế thế giới - ở những nơi gọi là các thị trường mới nổi (trước
đây là các nước kém phát triển) Đông Á hoặc Mỹ Latin. Song những mối
đe dọa lớn nhất với hệ thống tài chính toàn cầu trong thế kỷ mới này lại
không phải đến từ ngoại vi mà là từ trung tâm. Hai năm sau khi bong bóng
"dot com" của Thung lũng Silicon đạt đỉnh cao vào tháng 8/2000, thị trường
chứng khoán Mỹ đã sụt mất gần một nửa. Đến tận tháng 5/2007, các nhà
đầu tư vào Standard & Poor's 500 mới gỡ gạc lại được thiệt hại của mình.
Rồi sau đó chỉ ba tháng, một cơn bão tài chính mới lại nổ ra, lần này là trên
thị trường tín dụng chứ không phải thị trường chứng khoán. Như chúng ta
đã thấy, cuộc khủng hoảng này cũng bắt nguồn từ Mỹ, khi hàng triệu hộ gia
đình Mỹ phát hiện ra rằng họ không còn đủ khả năng trả lãi cho các hợp
đồng vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn trị giá nhiều tỷ đô la. Đã có lúc các
cuộc khủng hoảng của Mỹ như thế này chắc hẳn sẽ dìm phần còn lại của hệ
thống tài chính toàn cầu vào vòng suy giảm, chưa nói đến suy thoái. Vậy
mà vào thời điểm viết cuốn sách này, châu Á dường như không hề bị ảnh
hưởng bởi vụ đổ vỡ tín dụng ở nước Mỹ. Thực vậy, một số nhà phân tích
như Jim O'Neill, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Goldman
Sachs, cho rằng phần còn lại của thế giới, được dẫn đầu bởi Trung Quốc,
đang phát triển mạnh mẽ, đang "tách mình" ra khỏi nền kinh tế Mỹ.
Nếu như O'Neill đúng, thì hiện chúng ta đang trải qua một trong những
cuộc chuyển dịch đáng kinh ngạc nhất trên cán cân sức mạnh tài chính toàn
cầu; đây là đoạn kết kỷ nguyên kéo dài hơn một thế kỷ khi mà nhịp độ tài
chính của nền kinh tế thế giới được thiết lập bởi những người nói tiếng
Anh, đầu tiên là ở Anh, sau đó là ở Mỹ. Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt