DU-GIÀ TÂY TẠNG
127
Ai chưa làm chủ được Yoga Nội Nhiệt thì không thể
làm cho khí đi vào, ở lại, và hòa tan trong Kênh Giữa,
cũng không thể mở ra Bốn Không hay Bốn Cực lạc,
cũng không thể phóng tưởng Thân Huyễn từ Ánh sáng.
Kết quả, họ không thể tu tập đúng các Yoga Giấc Mộng
và Trung Ấm… Đây là lý do Yoga Nội Nhiệt được xem
là phép tu tập quan trọng nhất của sáu Yoga.
Do đó, nên dùng ít nhất một nửa hay một phần ba
thời gian của mình để tu tập Yoga Nội Nhiệt, ngay cả
khi phép tu chính của mình là các Yoga khác. Thỉnh
thoảng cũng nên tu tập các Yoga Trung Ấm và Chuyển
Di để làm sống lại trí nhớ về chúng.
NHỮNG NỐI KẾT CỦA SÁU YOGA
[Vì Mật giáo đặt căn bản trên quan điểm tính đồng nhất
của Sinh tử và Niết-bàn, sự thăng hoa của Dục-vọng-
Phiền-não, và sự khai mở của Ba Thân Bẩm Sinh], sự tu
tập Sáu Yoga như thế có thể “nối lại” hay “liên kết” với
ba Dục-vọng-Phiền-não và Ba Thân của Phật bằng một
số cách. Phép tu luyện Yoga Nội Nhiệt và Yoga Thân
Huyễn trong trạng thái thức có thể “liên kết” với yếu tố
tham; phép tu của các Yoga Ánh Sáng và Giấc Mộng
với vô minh; phép tu của các Yoga Trung Ấm và Thân
Huyễn [?] với sân.
Tự thâm nhập mình vào Ánh Sáng Bẩm Sinh là liên
kết với Pháp Thân; từ Ánh Sáng phóng tưởng Thân
Huyễn do Tâm-Khí tạo nên là liên kết với Báo Thân;
hòa tan các yếu tố thô của thân trong Kênh Giữa và