DU GIÀ TÂY TẠNG - GIÁO LÝ VÀ TU TẬP - Trang 146

ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

146

Tâm Bồ-đề (Ph.: Bodhicitta) ‒ nguyện vọng đối với
Phật Quả, “niệm tưởng về Giác ngộ,” nội kiến trong
thực tại nội tại, tâm đại bi và Thệ Nguyện phục vụ, làm
lợi ích, và giải thoát tất cả chúng sinh. Trong Mật giáo,
thuật ngữ này được dùng để chỉ Tig Le – tinh dịch và
những phân tiết nội tiết – như thế nó ám chỉ sự nối kết
ẩn kín với Bi và Trí.

Tánh Không (Ph.: Śūnyatā; Anh: Voidness or
Emptiness) – giáo lý dạy rằng tất cả hiện hữu trong thế
giới hiện tượng đều không có tự tánh, tự thể, hay bản thể
‒ rằng chúng hiện hữu hư huyễn mà không thật như vậy;
cái mà nó phủ định tất cả mọi cái thấy đặt căn bản trên
hiện hữu hay không hiện hữu, hữu hay vô-hữu.

Tig Le (T.T.: Thig.Le.; Ph.: Bindu) – nguồn sống của
năng lực vật lý, tức tinh dịch, những phân tiết của hệ
thống nội tiết, và những cái tương tự, [Giọt Tinh Chất].

Thần hay Thiên (Ph.: Deva) – thần, thiên thần, trời.

Thiền-na (Ph.: Dhyāna) – từ tương đương của Định
(Samādhi), theo giáo lý Phật giáo, nó chỉ một nhóm các
trạng thái tập trung thanh tịnh.

Xa luân (Ph.: Cakra: Anh dịch là “Wheel”: nghĩa đen là
cái bánh xe. Có sách dịch lầm là „Luân xa‟: cái xe có
bánh. ND) – một trung khu tâm thần, một Trung khu của
các Kênh (Nāḍῑs) theo sinh lý học Mật giáo.

Yoga Phát Sinh Yoga Hoàn Thiện [Thành Tựu]
hai môn Yoga tu tập chính trong Mật giáo Tây Tạng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.