DU GIÀ TÂY TẠNG - GIÁO LÝ VÀ TU TẬP - Trang 145

DU-GIÀ TÂY TẠNG

145

Mạn-đà-la (Ph.: Maṇḍala; T.T.: dKyil.hKhor.) – có
nghĩa là “vòng tròn” hay “trung tâm.” Mạn đà la là một
đồ hình biểu tượng, có tính cách hình học tượng trưng
thế giới hiện tượng của chư Phật Mật giáo. Nó là “trung
tâm” hay cõi trong đó chư thần Mật giáo cư ngụ.

Māyā hay Huyễn hóa – Giáo lý chủ trương rằng tất cả
mọi hiện tượng và kinh nghiệm trong vũ trụ hiện thân
đều là hư huyễn hay những trò ảo thuật; rằng tất cả sự
vật không có tự thể.

Mật điển (Ph.: Tantra) – Thánh thư của Mật giáo.

Niết-bàn (Ph.: Nirvāṇa) – cảnh giới Giải thoát tối hậu.

Pháp (Ph.: Dharma) – Thuật ngữ này có ba cách dùng
chính trong Phật giáo: (1) Giáo Pháp của Phật giáo, giáo
lý, lời dạy; (2) vật, hiện thể, vật chất; và (3) nguyên tắc
hay pháp luật.

Pháp Thân (Ph.: Dharmakāya) – Chân Thân, hay
“Thực” Thân của Phật, vô hình tướng, phổ hiện, tối hậu,
trống không, và bao trùm tất cả.

Giọt Tinh Chất (Ph.: Bindu: nghĩa đen: “giọt” hay
“chấm”, T.T.: Thig Le.) ‒ Trong Mật giáo Tây Tạng,
Giọt Tinh Chất hay Tig Le thường ám chỉ tinh thể lực
sống của thân xác, cụ thể là tinh dịch của phái nam. Tig
Le trong “Sinh lý học Mật giáo” dường như ám chỉ
những phân tiết của hệ thống nội tiết.

Sinh tử hay Luân hồi (Ph.: Samsāra) – giáo pháp về sự
tái sinh; vòng tròn liên tục của sinh và tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.