ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG
44
CHÚ THÍCH
Bài Ca Đại Thủ Ấn
1. Bài Ca Đại Thủ Ấn, được biết như là “Phyg.Chen.Ganga. Ma.”
trong ngôn ngữ Tây Tạng, là một bản văn quan trọng của Đại Thủ
Ấn (Mahāmudrā), do Tilopa sáng tác khi ngài truyền giáo lý này
cho Nāropa trên bờ sông Hằng.
2. Samaya ở đây ám chỉ các Giới luật Samaya [Mật nguyện], như
các Mật nguyện của một hành giả yoga phải tuân giữ trong khi tu
tập. Chúng gồm có mười bốn Điều Răn căn bản và tám mươi Điều
Luật phụ.
3. Thức A-lay-a (Ph.: Ālaya): Hàm tàng thức hay A Lại Da thức
[Tàng thức]. (Xem định nghĩa ở bản Thuật ngữ).
4. Pháp tánh (Ph.: Dharmatā): yếu tánh hay bản tánh của Pháp; bản
tánh nằm bên dưới [căn bản của] mọi sự vật, thực tại, và v. v….
5. Ánh sáng Mẹ và (Ánh sáng) Con (T.T.: Mahi.Hod.Zer. và
Buhi.Hod.Zer.): Ánh sáng Mẹ, Ánh sáng bẩm sinh hay Pháp Thân
(Dharmakāya), hiện hữu bên trong chính mình ở tất cả mọi thời,
nhưng những người không được khai thị không thể nhận ra nó. Ánh
sáng Con không phải là một ánh sáng khác ở bên ngoài Ánh sáng
Mẹ, mà là sự nhận ra Ánh sáng Mẹ trên đường Đạo. Lý do có biểu
danh “Ánh sáng Con” là vì (1) không có Ánh sáng Mẹ bẩm sinh,
Chứng ngộ sẽ là bất khả hữu, vì không có mẹ thì sẽ không có con,
và (2) Ánh sáng Mẹ thì luôn luôn viên mãn, toàn hảo, và bất biến,
trong khi Ánh sáng Con có thể bị biến đổi nhiều lần trên đường
Đạo.