DU GIÀ TÂY TẠNG - GIÁO LÝ VÀ TU TẬP - Trang 90

ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

90

Khi thị kiến Phật Hộ trì trở nên rất ổn định và rõ

ràng, hành giả nên đi thêm một bước nữa, hãy đồng nhất
thị kiến ấy với Tánh Không. Quán tưởng mà không thấy
Tánh Không (Sunyata), tốt nhất, cũng chỉ là sự tưởng
tượng tốt. Ngay cả thiền định về tính hư huyễn của Thân
Phật Hộ trì – mà không chứng ngộ Tánh Không – tốt
nhất, cũng chỉ có thể tạo được một Thành tựu tương đối,
nhưng không phải tối hậu. Mặt khác, ai biết Tánh Không
liền có thể nhận ra thị kiến về Phật Hộ trì là một ảo ảnh
của tâm phóng tưởng mà không có chút tự thể nào cả.
Hành giả thấy rằng hiện tướng chính là Không, và
không cần đồng hóa nó với Không…

Trong khi thiền định, hành giả nên thấm nhập thị

kiến Phật Hộ trì vào cái Không tự-chiếu-sáng mà không
có sự phân tán. Sau khi thiền định, hành giả nên cố gắng
giữ Trực thức, và đồng nhất nó với mọi sự vật mà hành
giả gặp…

Một cách vắn tắt, thị kiến Phật Hộ trì như đã được

phóng tưởng trong phép tu Yoga Phát Sinh là một biểu
hiện của Chân- lý-Không-hiển-lộ, và là một biểu tượng
của hư huyễn không có bản thể hay tự tánh. Nếu dùng
thí dụ chúng ta có thể ví nó như ảo ảnh huyễn thuật; như
ánh trăng phản chiếu trong nước; như cái bóng không có
thịt và xương; như bóng nước biến đổi nhất thời; như
giấc mộng phóng tưởng của tâm; như âm vang tùy thuộc
phát sinh; như bóng ma không thực thể; như đám mây
thay đổi hình dáng liên tục; như cầu vồng, đẹp và sinh
động nhưng không có thực chất; như ánh chớp xuất hiện
và nhanh chóng biến mất; như bọt bóng, bỗng xuất hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.