DU HỌC NHẬT BẢN - 3000 NGÀY VỚI NƯỚC NHẬT - Trang 161

trường để làm cái mới thuận tiện hơn, và cũng sôi động hơn vì xã hội
còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, dịch vụ.

Đặc biệt 9: Quan hệ gia đình.

Nhật quan hệ gia đình, họ hàng không thân thiết và khăng khít

như ở Việt Nam. Con cái thường sống riêng ngay sau khi vào đại học
và thường chỉ gặp người thân trong gia đình vào những dịp lễ tết đặc
biệt. Nếu thanh niên vừa vào đại học chưa có tiền thuê nhà riêng
hay nộp học phí thì họ vẫn nhận chu cấp từ bố mẹ cho khoản học
phí nhưng thường sẽ tự làm thêm để trang trải tiền nhà và tiền sinh
hoạt. Những gì bố mẹ họ trả giúp sẽ là khoản nợ mà sau khi đi làm
họ sẽ gửi lại bố mẹ. Vì thế, việc con cái lập gia đình hay độc thân, có
sinh con hay không là chuyện mà các bậc phụ huynh ít quan tâm hơn

Việt Nam. Họ tôn trọng cuộc sống suy nghĩ của con họ và cũng tự

hưởng thụ cuộc sống của mình. Người Nhật sau khi về hưu vẫn
thường tụ tập bạn bè, đi du lịch, học ngoại ngữ... chứ không giúp con
cái trông con, giữ nhà như ở Việt Nam. Điều này khiến các bà mẹ
trẻ đành phải nghỉ việc ở nhà nuôi con mình chứ ít nhờ được người
thân chăm sóc như ở Việt Nam.

Những người Nhật biết về Việt Nam mà tôi gặp đều rất

ngưỡng mộ Việt Nam ở điểm quan hệ họ hàng gia đình thân thiết
gần gũi. Họ nói rằng sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình
Việt Nam bây giờ giống với cái mà họ đã có mấy chục năm về
trước và đã bị mai một theo sự phát triển kinh tế. Họ thường rất
cảm động về việc những đứa con có hiếu với cha mẹ, xây dựng sự
nghiệp để phụng dưỡng cha mẹ.

Theo tôi, truyền thống hiếu nghĩa và sự tương trợ lẫn nhau này

của Việt Nam là thứ đáng quý cần được giáo dục đề cao để không bị
mai một đi dù cuộc sống có phát triển. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.