DU HỌC NHẬT BẢN - 3000 NGÀY VỚI NƯỚC NHẬT - Trang 162

Việt Nam cũng nên cho con cái nhiều sự tự lập hơn. Từ cách chăm
sóc con cái từ thuở còn thơ, đến việc dựng vợ gả chồng sau này, cha
mẹ Việt Nam thường có xu hướng làm hộ cho con, ảnh hưởng đến
con mà không để con mình có sự tự lập và lựa chọn một cách độc lập.

Đặc biệt 10: Xã hội trọng nam khinh nữ.

Xã hội Nhật là xã hội trọng nam khinh nữ, rất ít phụ nữ đi làm

sau khi lấy chồng và dù đi làm cũng rất khó lên được địa vị chức
vụ cao như nam giới. Dù những năm gần đây phụ nữ Nhật bắt đầu
đi làm nhiều hơn trước, nhưng tỉ lệ này hiện nay cũng chỉ dừng lại ở
mức 50% lực lượng lao động nữ. Trung bình chỉ 10% phụ nữ làm quản
lý ở Nhật, thấp hơn các nước phát triển khác và chắc chắn thấp
hơn Việt Nam. Nhiều phụ nữ Nhật học cao, vào công ty tốt với mục
đích lấy được những anh chồng cũng học cao, làm ở công ty tốt,
sau khi kết hôn thì nghỉ làm. Đây là một sự lãng phí nguồn lực lao
động. Cùng với việc hô hào thu hút lao động chất lượng cao nước
ngoài vào Nhật để bù đắp cho việc giảm dân số lao động, Nhật nên
tạo điều kiện hơn nữa cho những phụ nữ đi làm như nam giới. Như
thủ tướng Đức khi sang Nhật có nói, bà tin tưởng vào sự phát triển của
Nhật nếu nguồn lao động nữ được tận dụng đúng mức.

Việt Nam tuy tư tưởng trọng nam khinh nữ từ xưa với câu

“Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” vẫn còn tồn tại, nhưng vai
trò của người phụ nữ trong công việc và xã hội khá lớn và năng động.
Tôi luôn hạnh phúc vì mình được sinh ra ở một đất nước như vậy.
Nhìn mẹ, nhìn chị, nhìn những người xung quanh mình là phụ nữ
thành công, từ nhỏ tôi đã luôn nghĩ, phụ nữ cũng chẳng khác gì nam
giới, có thể làm việc và có thể thành công lớn trong xã hội.

Đặc biệt 11: Không thích nổi bật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.