Ở
Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt. Văn hóa ở Nhật
là luôn tìm cách hòa mình vào đám đông, không đứng riêng lẻ, tránh
nổi bật. Cụ thể, từ mẫu giáo đến hết cấp ba học sinh có đồng phục
– trăm người như một để tránh nổi bật và học sinh không mất thời
gian chú ý đến ngoại hình, khi đi xin việc mọi người cũng mặc cùng
một kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giày, chải cùng một kiểu tóc để
tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình. Tục
ngữ Nhật có câu: “Cái cọc vươn ra ngoài là cái cọc bị gõ” (Nguyên văn:
Derukui ha utareru) hàm ý nói rằng cái gì nổi bật hay khác thường
sẽ hay bị hứng chỉ trích, hay bị chỉnh sửa. Để sống hoà hợp ở Nhật
khả năng cần thiết là phải biết “đọc không khí” – để hoà nhập, đôi
khi bạn phải làm giống những người xung quanh điều gì đó nhưng
chưa hẳn bạn muốn làm thế, cốt để tránh bị chỉ trích hay thể hiện
mình khác người.
Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người
khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ.
Vì thế có so sánh nói: Văn hoá công ty Nhật là đầu tư nuôi 100
người tài như nhau, còn văn hoá công ty Hàn Quốc là dồn tất cả
nuôi một nhân tài xuất chúng và 100 người bình thường.
Ở
Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì. Có thể
thời kỳ xã hội bao cấp, hợp tác xã xưa kia đã kim kẹp con người ta
không được sống cho bản thân, không được thể hiện tiếng nói cá
nhân đến mức, giai đoạn quá độ bây giờ, chúng ta tranh đua nhau
nổi bật. Tư tưởng cá nhân cũng mạnh mẽ và chi phối nhiều hoạt
động. Bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho mình, nếu bạn chia
sẻ kiến thức hay cho người khác, rất có thể họ sẽ giỏi hơn bạn và vị
thế của bạn bị đe doạ. Đây là sự thực mà các công ty Nhật ở Việt Nam
rất khó thay đổi khi họ muốn các nhân viên của mình truyền đạt
kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để cùng có một tập thể lớn