DU HỌC NHẬT BẢN - 3000 NGÀY VỚI NƯỚC NHẬT - Trang 164

mạnh. Tuy nhiên, việc luôn cố gắng để nổi bật cũng là một động lực
tốt, đặc biệt cho giới trẻ ganh đua và phát triển.

Đặc biệt 12: Xin lỗi và Cảm ơn.

Người Nhật nói xin lỗi và cảm ơn nhiều hơn và thái độ giữa người

với người cũng ân cần hơn ở nước ta. Điều đó không phải vì người
Nhật tốt hơn người Việt Nam, mà bởi vì xã hội Nhật có nền tảng
nhận thức cao hơn Việt Nam. Ở nền tảng đó, con người phải đối xử
với nhau ân cần hơn, lễ phép hơn. Chẳng hạn sự ân cần ở Việt Nam
phải xuất phát từ tình cảm thực sự còn ở Nhật có khi đó chỉ là tác
phong phục vụ đã được xã hội đóng khung sẵn.

Nhật, nhân viên nhà hàng sẽ luôn mỉm cười với bạn, y tá hay bác

sĩ luôn có vẻ mặt cảm thông lo lắng cho bạn khi hỏi về bệnh tình
của bạn, đối tác kinh doanh sẽ cúi chào tạm biệt bạn ngay ngắn
chỉnh tề cho đến khi bạn đi khuất tầm mắt họ... Dù câu cảm ơn,
xin lỗi hay thái độ ân cần chỉ là xã giao hay cửa miệng, thì bản thân
tôi vẫn thích nền tảng xã hội đó hơn vì nó giúp chúng ta sống hoà
bình và thoải mái hơn.

Làm việc ở Nhật cũng giúp tôi học được rằng việc nói cảm ơn

trong công việc là thực sự cần thiết. Ngay từ lúc mới vào công ty, tôi
đã được dạy rằng: một công việc là sự kết hợp của nhiều người.
Phải cảm ơn những người cùng thực hiện việc đó với mình. Cấp trên
của tôi khi giao việc gì cũng dùng từ ngữ rất lễ độ và lúc nào cũng
không quên nói cảm ơn khi tôi hoàn thành việc được giao. Lời cảm ơn
có lẽ là lời giản dị nhất và đẹp nhất thể hiện lòng biết ơn của chúng
ta đối với người khác. Cảm ơn không chỉ dừng lại là một phép xã
giao, nó thể hiện thái độ trân trọng những gì ta có, quý trọng và ghi
nhận những gì người khác làm cho ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.