Yếu tố 2: Nam giới.
Ở
Nhật, phụ nữ rất khó leo lên mức lãnh đạo hoặc làm quản lý
cấp cao. Theo thống kê không có nữ CEO nào trong các công ty lớn
nhất Nikkei 225 (năm 2013). Tỉ lệ nữ làm quản lý cấp cao ở Nhật
cũng chỉ chiếm 11% (năm 2012). Chưa nói hai con số này thấp hơn
nhiều so với các nước phát triển: Mỹ, Anh, Pháp… mà con số này
cũng thấp hơn nhiều khi so với một xã hội cũng trọng nam khinh
nữ như Việt Nam (Dù sao cũng có khoảng 30 nữ CEO chiếm khoảng
5% trong tổng số các công ty lên sàn, 2015).
Phụ nữ Nhật trong lực lượng lao động đi làm sau khi kết hôn là
rất ít (khoảng 50% phụ nữ sau khi kết hôn đi làm từ độ tuổi 25 đến
35 theo thống kê năm 2012. Con số này tăng lên khoảng 70% đối
với phụ nữ ngoài 35). Một khi đã nghỉ làm chăm con một thời gian dài
thì việc tìm lại một công việc tốt phát huy được khả năng của mình là
rất khó. Thường thì những phụ nữ dù có học vấn cao và kinh
nghiệm làm việc một thời gian nhưng sau khi nghỉ nuôi con nhiều
năm vẫn khó quay lại được vị trí như ban đầu. Họ thường đi làm các
công việc bán thời gian chứ không phải là nhân viên chính thức. Theo
thống kê năm 2012 thì tỉ lệ nam là nhân viên chính thức trong lực
lượng lao động là 80, 3%, tỉ lệ nữ chỉ khiêm tốn là 45,4% mà thôi.
Yếu tố 3: Nhiều tuổi.
Nếu bạn chưa đến 40 tuổi thì còn bị coi là chưa phải tuổi lập
thân ở Nhật. Ở Nhật dù làm kinh doanh hay làm chính trị, tiếng nói
của bạn chỉ có nhiều giá trị khi tuổi của bạn từ 40 trở lên. Đã có ai để
ý báo chí hay truyền hình Nhật khi đưa tin về một nhận định hay
quan điểm của ai đó đều ghi tên người đó, mở đóng ngoặc tuổi của
họ chưa? Điều này khác hẳn ở Mỹ hay các nước khác. Cấp trên của
tôi có kể một câu chuyện vui rằng, khi dự án tư vấn cho chính phủ