về các sự kiện hiện tại qua những tờ báo. Mỗi buổi học, thầy phát
cho chúng tôi những trang báo bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh,
thường là những trang nói về diễn biến chính trị, kinh tế của các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Rồi thầy đưa ra những
nhận xét liên quan đến nội dung bài báo và yêu cầu chúng tôi nêu ý
kiến của mình.
Tôi còn nhớ, đề thi lịch sử của chúng tôi có một câu như sau:
Bình luận về bức ảnh dưới đây. Trong đề là một bức tranh biếm
họa về một tên lửa hạt nhân. Ngồi trên tên lửa đó là gương mặt của
lãnh đạo Triều Tiên. Lý do thầy ra đề là bởi trong thời gian ấy,
nhiều lần Triều Tiên tuyên bố thử tên lửa và báo chí Nhật Bản
cũng rất chú ý đến vấn đề này. Để giải quyết được kiểu đề thi
như vậy, ngoài kiến thức bắt buộc phải nắm trong giáo trình,
chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian để đọc báo hằng ngày. Đặc
biệt, mỗi chủ đề thảo luận thầy đưa ra trên lớp đều có thể được đào
sâu theo nhiều hướng qua nhiều sách báo liên quan trên Internet.
Ban đầu tôi gặp khó khăn với cách học này và thấy nó rất mông
lung vì tôi không biết phải nắm kiến thức từ đâu để đạt điểm cao.
Tư tưởng học để lấy điểm cao và chỉ muốn học thuộc cái gì có sẵn
hạn chế khả năng suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên, dần dần sau này tôi
thích nghi với cách học đó và tự do tìm hiểu những gì mình quan tâm
xung quanh chủ đề được đưa ra, vì thế tôi tự nhiên nhớ các kiến
thức tự mình tìm hiểu rất lâu. Trong bài thi, chỉ cần nêu ra ý kiến
và kiến thức của bản thân một cách logic có dẫn chứng về vấn đề
được yêu cầu bình luận là được. Càng về sau, tôi càng hứng thú với
cách học này. Lịch sử bởi thế trở thành môn học thú vị và đáng nhớ
chứ không nặng nề việc ghi nhớ và học thuộc.
Năm học dự bị đại học đầu tiên ấy được chia làm ba kỳ. Kỳ mùa
Xuân từ tháng Tư đến hết tháng Bảy, kỳ mùa Thu từ tháng Chín
đến hết tháng Mười hai, kỳ mùa Đông từ tháng Một đến giữa