nhất quyết tranh luận với ba chúng tôi không nhìn bạn Singapore
như ánh mắt họ nhìn tôi khi nãy. Điều khác nhau ở đây không phải
vì bạn Singapore nói thuyết phục hơn mà có lẽ vì bạn ấy đến từ
Singapore. Việc xuất thân từ một quốc gia phát triển khiến ý kiến
của bạn ấy không bị xem nhẹ.
Buổi tranh luận về tử hình hôm đó không mang cho tôi một kết
luận nào về việc giữ hay không giữ bản án tử hình, mà nó khiến tôi
hiểu ra rằng rất nhiều người còn đánh giá mình qua vẻ bề ngoài,
qua việc mình từ đâu tới. Lời nói của tôi kém giá trị vì tôi đến từ Việt
Nam, một đất nước còn kém phát triển. Trong xã hội này không
thiếu những người suy nghĩ thiển cận như thế. Trong công việc
cũng vậy, chắc hẳn nhiều bạn cũng trải qua việc ý kiến của mình
không được chú ý vì mình là người từ nước kém phát triển hơn người
Nhật hay các nước phát triển khác. Vì thế, qua lần tranh luận đó tôi
học được rằng muốn ý kiến của mình được đánh giá cao, mình còn
phải cố gắng nhiều lần hơn người khác. Phải vượt hẳn lên so với
sinh viên đến từ nước khác để cho mọi người nhận ra rằng mình
đến từ Việt Nam nhưng mình có tư duy và khả năng ngang tầm
quốc tế đáng được lắng nghe.
Giờ học Lịch sử Nhật Bản không có những buổi tranh luận nảy lửa
như trên nhưng là những trải nghiệm thú vị. Thầy dạy lịch sử đã rất
già. Tóc thầy bạc trắng và thầy lúc nào cũng nở nụ cười tươi trong
mỗi tiết học. Nụ cười của thầy ngay từ buổi học đầu tiên giúp tôi
không cảm thấy nặng nề khi học lịch sử, vì trong tiềm thức của tôi
từ bé, học lịch sử nghĩa là phải học và nhớ rất nhiều thứ mình
không quan tâm. Ngoài nụ cười hiền từ ấy, cách thầy dạy lịch sử
cũng rất đáng để nói đến. Buổi học đầu tiên, thầy phát cho chúng
tôi giáo trình và bảo cần đọc kỹ từ trang nào đến trang nào. Ai đọc
mà không hiểu có thể hỏi thầy. Còn trong những giờ học thầy
không giảng lại những gì viết trong sách mà để chúng tôi bàn luận