Hàn Quốc, Mông Cổ. Các quốc gia khác mỗi nước thường chỉ có 1-3
người.
Chương trình học trong một năm dự bị đại học của chúng tôi được
thiết kế đặc biệt dùng để đào tạo những sinh viên quốc tế từ trình
độ tiếng Nhật zero (sơ cấp) đến trình độ tiếng Nhật cao cấp (có
thể học được ở trường đại học bằng tiếng Nhật) sau chỉ một năm.
Bình thường, dù tập trung học cao ít nhất cũng phải mất hơn ba
năm để một sinh viên đạt được trình độ này. Vì thế, lịch học của tôi
luôn bận rộn, đặc biệt trong hai kỳ đầu tiên. Hằng ngày, giờ học
bắt đầu từ chín giờ sáng và kết thúc vào khoảng từ bốn giờ đến
sáu giờ chiều tùy ngày.
Về việc học tiếng Nhật, tôi xin nói ở mục sau. Ở đây tôi xin kể
về hai môn: Kinh tế chính trị và Lịch sử Nhật Bản vì cách tôi được
học chúng khá đặc biệt và thú vị.
Trong môn Kinh tế chính trị, ngoài việc học các lý thuyết kinh
tế vĩ mô, chúng tôi được bàn luận về các vấn đề của xã hội Nhật
Bản. Ví dụ như: Nhật Bản có nên giữ chế độ Nhật Hoàng không khi
chi phí của hoàng gia rất tốn kém? Hay là: Ý nghĩa của Điều 9 Hòa
Bình trong hiến pháp của nước Nhật − điều này quy định nước
Nhật từ bỏ chiến tranh và không sản xuất, tàng trữ vũ khí, chế độ
chính trị đa đảng của Nhật, nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình
Nhật…
Tôi nhớ mình đã có buổi tranh luận nảy lửa với sinh viên quốc tế
khi bàn về việc Nhật Bản có nên duy trì chế độ tử hình hay không.
Hiện nay Nhật Bản là số ít trong những quốc gia phát triển còn duy
trì bản án tử hình. Việc duy trì khung hình phạt tử hình hay bãi bỏ nó
thu hút được nhiều sự chú ý trong xã hội. Thầy giáo đặt vấn đề
với chúng tôi bằng một ví dụ: năm 2006 cựu Tổng thổng Iraq
Saddam Hussein bị xử tử hình. Cái chết của ông làm dấy lên nhiều