4. Du học không nên chỉ là học
Sinh viên Việt Nam trong mắt sinh viên quốc tế.
Trong mắt các sinh viên và giáo viên quốc tế, sinh viên Việt
Nam là những con người đặc biệt vì tính cạnh tranh rất cao. Có bạn
người nước ngoài cùng trường đã nói với tôi ấn tượng của họ về sinh
viên Việt Nam như sau: “Sinh viên Việt Nam trong lớp thường là một
đứa ít nói, ít tham gia các sự kiện vui do đám sinh viên quốc tế tổ
chức và chỉ chơi với hội Việt Nam thôi. Họ học rất giỏi và luôn có
thành tích hàng đầu lớp. Họ sẽ yêu một người Việt nam khác cũng ít
nói, thành tích đứng đầu lớp như mình và sống trong thế giới
riêng”.
Quả thực, sau nhiều năm quan sát, so sánh và gặp gỡ nhiều sinh
viên Việt Nam và nước ngoài, tôi nhận ra điểm chung, điểm mạnh,
điểm yếu của sinh viên Việt Nam ở Nhật Bản nói riêng và ở nước
ngoài nói chung. Sinh viên Việt Nam thường có điểm chung là rất
chăm chỉ học tập, ít giao lưu hoạt động xã hội, có lòng tự hào dân tộc
cao. Điểm mạnh là rất giỏi các môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh,
Kinh tế… vì nền giáo dục của Việt Nam nặng lý thuyết và đào tạo
sâu các kiến thức này từ bậc phổ thông… Điểm yếu là khả năng tư
duy sáng tạo, khả năng hòa nhập cộng đồng, hoạt động ngoại khóa
và tiếng Nhật (Sinh viên Việt Nam yếu tiếng Nhật hơn so với sinh
viên các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Đài Loan
nhưng nhiều thuận lợi hơn so với sinh viên các nước Phương Tây).
Với điểm mạnh và điểm yếu như trên, nếu bạn đi du học theo
bậc cao học (thạc sĩ, tiến sĩ) thì sinh viên Việt Nam thường đạt
nhiều thành tích cao và được đánh giá cao. Bởi học cao học đồng