Ở
Việt Nam, do thiếu giáo viên nên đôi khi sinh viên vừa ra
trường được giữ lại giảng dạy cũng có thể đứng lớp chứ không cần
phải có bằng từ tiến sĩ mới được giảng dạy như tôi thấy ở Nhật. Các
giáo viên đại học ở Việt Nam cũng đi dạy là chính, thời gian làm
nghiên cứu ít. Tuy nhiên, giáo viên ở Việt Nam nhìn chung quan tâm
đến sinh viên hơn, và cũng được sinh viên kính trọng hơn ở Nhật. Ở
Nhật, nghề dạy học cũng chỉ là một nghề như rất nhiều nghề
khác, chứ không phải một nghề được cả xã hội tôn vinh như ở Việt
Nam. Nhiều người Nhật còn rất ngạc nhiên khi tôi kể ở Việt Nam có
ngày nhà giáo.
Suy nghĩ khi học tiếng Trung
Có một môn học mà nếu sinh viên ngủ gật sẽ bị giáo viên đánh
thức là tiết học tiếng Trung Quốc. Tôi chọn học tiếng Trung là
ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Anh. (Sinh viên Nhật phải học tiếng
Anh là ngoại ngữ thứ nhất bắt buộc, và được chọn học ngoại ngữ
thứ hai. Các ngoại ngữ thứ hai phổ biến như: tiếng Đức, tiếng
Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp...). Bà giáo dạy tiếng Trung người
Bắc Kinh, khá nghiêm khắc như hình ảnh một giáo viên Việt Nam
trong tuổi thơ của tôi. Bà điểm danh trong mọi tiết học và yêu cầu
sinh viên phải trả lời các câu hỏi. Vì thế tôi rất thích tiết học của
bà. Có lần, tôi đã tâm sự rằng nhờ có sự nghiêm khắc của bà mà
tôi hăng hái học tập hơn vì xung quanh không có ai ngủ gật cả. Bà
cũng rất đồng tình với tôi và không bằng lòng với sinh viên Nhật
về chuyện học ngoại ngữ cũng ngủ gật được.
Học tiếng Trung khiến tôi suy nghĩ nhiều điều. Đôi khi dòng
cảm xúc quá mạnh mẽ về Trung Quốc ám ảnh tôi trong những tiết
học đặc biệt là khi bà giáo chiếu cho chúng tôi xem những thước
phim tài liệu về sự phát triển của Trung Quốc, hay về văn hóa
truyền thống Trung Quốc. Nhắc đến Trung Quốc, không ít