DU HỌC NHẬT BẢN - 3000 NGÀY VỚI NƯỚC NHẬT - Trang 81

ngoài thì con họ vẫn phải nói được tiếng Trung như tiếng mẹ đẻ.
Người Trung Quốc đi đâu là xây dựng tập đoàn của mình đến đấy.
Có bao nhiêu China town trên khắp thế giới: ở Mỹ, ở Nhật… và
ngay cả Sài Gòn Chợ Lớn ở Việt Nam nữa. Sự gắn kết của người
Trung Quốc khi ở nước ngoài và việc nhất định giữ lại ngôn ngữ dân
tộc cho đời con của người Trung Quốc là điểm đáng để chúng ta học
tập. Tôi không thể nêu rõ được tất cả các lý do họ làm được điều đó
nhưng chắc chắn có một lý do là bởi họ có lòng tự hào dân tộc rất
cao. Lòng tự hào đó luôn nhắc họ ý thức rằng mình là người Trung
Quốc, con cháu mình là người Trung Quốc.

Tôi rất vui vì hiện nay đã có trường tiếng Việt cho các em nhỏ

Việt Nam lớn lên tại Nhật ở Tokyo. Hy vọng cộng đồng Việt Nam yêu
quý tiếng Việt ở Nhật Bản sẽ ngày càng lớn mạnh hơn.

Chuyện sinh viên lười phát biểu

Có một câu nói đùa như thế này: Trong hội nghị quốc tế, có hai

điều khó nhất. Một là làm cho người Ấn Độ im miệng và hai là làm
cho người Nhật phát biểu ý kiến. Ai đã từng tiếp xúc nhiều với
người Ấn Độ và người Nhật hẳn sẽ hiểu ý nghĩa của câu nói đùa này.
Câu nói này có ý rằng: Người Ấn Độ nổi tiếng nói rất nhiều và
tranh luận rất hăng hái, còn người Nhật thì nổi tiếng là ít nói và
luôn tránh mâu thuẫn. Xã hội Ấn Độ là xã hội đa ngôn ngữ, đa văn
hóa, đa tôn giáo. Nếu không nêu ý kiến và khẳng định sự tồn tại
của mình thì bạn sẽ bị đạp lên ngay tức khắc. Vì thế đặc điểm chung
của người Ấn Độ là họ đưa ra ý kiến cá nhân rất mạnh mẽ. Ngược
lại, Nhật là quốc đảo, bao quanh là biển và từ xưa đã phát triển một
nền văn hóa độc lập bao trùm chung cả quốc gia. Trong xã hội
Nhật, con người phải hòa mình vào môi trường và tuân theo cái
chung, nên việc một cá nhân đứng lên phát biểu ý kiến hay tranh
luận để nổi bật là điều ít thấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.