đêm. Công ty Zeo đã tạo ra cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về giấc
ngủ và những khác biệt về số giai đoạn “ngủ động mắt nhanh”
(REM) của cả nam giới và nữ giới. Asthmapolis đã gắn một cảm
biến lên một ống hít cho bệnh nhân hen suyễn để theo dõi vị trí
thông qua GPS, tập hợp thông tin giúp công ty nhận rõ những
yếu tố từ môi trường gây nên cơn hen suyễn, chẳng hạn như cự
ly tới một số loại cây trồng nhất định.
Các công ty Fitbit và Jawbone giúp mọi người đo hoạt động thể
chất và giấc ngủ của họ. Một công ty khác, Basis, cho phép người
mang vòng đeo tay theo dõi các dấu hiệu sống của họ, trong đó
có nhịp tim và độ dẫn của da - những thông số đo được sự căng
thẳng. Việc có được dữ liệu ngày càng trở nên dễ dàng hơn và
đơn giản hơn bao giờ hết. Năm 2009 Apple đã được cấp bằng
sáng chế cho việc thu thập dữ liệu về mức ôxy trong máu, nhịp
tim và nhiệt độ cơ thể bằng tai nghe của nó.
Có rất nhiều thứ để học hỏi từ việc dữ liệu hóa cách thức cơ thể
một con người hoạt động. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gjovik
ở Na Uy và Derawi Biometrics đã phát triển một ứng dụng cho
điện thoại thông minh có thể phân tích dáng đi của một cá nhân
trong khi đi bộ và sử dụng thông tin này như một hệ thống bảo
mật để mở khóa điện thoại. Trong khi đó hai giáo sư tại Viện
Nghiên cứu Công nghệ Georgia, Robert Delano và Brian Parise,
đang phát triển một ứng dụng điện thoại thông minh được gọi
là iTrem sử dụng đồng hồ gia tốc gắn trong điện thoại để theo
dõi các chấn động cơ thể cho bệnh Parkinson và những rối loạn
thần kinh khác, ứng dụng này là một lợi ích cho cả bác sĩ và
bệnh nhân. Nó cho phép bệnh nhân bỏ qua những cuộc kiểm tra
tốn kém tại phòng khám, nó cũng cho phép các chuyên gia y tế
giám sát từ xa tình trạng của bệnh nhân và phản ứng của họ với
các bước điều trị. Theo các nhà nghiên cứu ở Kyoto, một điện
thoại thông minh chỉ kém hiệu quả chút ít khi đo các chấn động