- Em đói rồi, chàng mời em ăn bánh sủi cảo đi.
Tôi kéo tay chàng, nhảy chân sáo bước ra khỏi cửa cung, ánh mặt trời
nhuộm hồng cả hai người, cảm giác ấm áp lạ thường. Mùi hương hoa đào
ngập tràn trong không gian, làm say lòng người, tôi tung tăng chạy nhảy,
như vừa được chắp thêm một đôi cánh tự do, tôi là chú chim nhạn vút bay
trên trời xanh, cất cao bài ca yêu đời, ca ngợi cuộc sống tươi đẹp.
- Nàng đúng là cô bé ham chơi…
Chúng tôi lang thang khắp các phố phương. Người Hồ Tây vực xuất hiện
ở kinh thành Trường An này khá đông, nên phục trang của Rajiva không
gây sự chú ý với người đi đường.
Thấy tôi nằng nặc đòi ăn sủi cảo, chàng ngạc nhiên hỏi tôi sủi cảo là gì.
Tôi tả cho chàng nghe, chàng bảo, chàng quen gọi là món “vằn thắn” (hay
hoành thánh), và không phải vớt ra chấm với nước chấm, mà trộn lẫn với
nước canh, múc ra bát ăn. Bởi vậy, tôi ngồi xuống sạp hàng, và khi một bát
“vằn thắn” được bưng ra, đặt trước mặt tôi, tôi đã ngơ ngẩn một hồi lâu.
Một món ăn rất nổi tiếng khác ở Tây An là súp bánh nướng thịt dê,
nhưng tôi đã phải mất rất nhiều thời gian miêu tả, họ mới hiểu tôi muốn ăn
gì. Thì ra, vào thời đại này, người ta chỉ gọi là canh thịt dê. Chủ quán còn
hỏi tôi muốn có một chén rượu hoàng quế không, tôi gật đầu lia lịa. Chủ
quán đến bên một vại trà, ra sức ấn ép, những giọt rượu chảy ra, đầy một
chén, chủ quán mang đến trước mặt tôi. Rajiva không được uống rượu, nên
một mình tôi xử lý nguyên cả chén. Loại rượu này rất thơm, rất ngọt, mùi
vị rất đặc biệt. Hương thơm của hoàng quế hòa trong từng giọt rượu, len
vào cuống họng. Loại rượu này rất nhẹ, nhấp một ngụm là ấm cả bao tử.
Như thường lệ, tôi rời khỏi quán ăn trong trạng thái vừa đi vừa ôm bụng.
Chàng vừa buồn cười, vừa ra vẻ nghiêm khắc nhắc nhở tôi, trên đường đi,
chàng nắm tay tôi không e ngại, mặc thiên hạ nhìn ngó. Chúng tôi đến khu