cương”, cuốn kinh mà tôi thuộc nhất. Lặng nghe âm thanh tụng niệm trầm
bổng tựa như một bản đồng ca ấy, sống mũi tôi bỗng nhiên cay xè vì xúc
động. Cuốn kinh này trải qua 1650 thời gian, vẫn tràn đầy sức sống và được
lưu truyền rộng khắp.
- “Tu Bồ Đề, nếu có người đem bảy thứ châu báu với số lượng lớn đến
nỗi, chứa đầy các thế giới, nhiều tới vô lượng a tăng kỳ đề bố thí, thì phước
đức cũng không bằng phước đức của một người con trai hay một người con
gái nhà lành, khi người này phát tâm bồ đề, đọc tụng thọ trì kinh này và
đem thuyết giảng cho người khác nghe, dù chỉ là một bài kệ bốn câu trong
ấy. Thuyết giảng theo tinh thần nào? Thuyết giảng mà không kẹt vào
“tướng”, như như và không động. Vì sao thế?”
“Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn, bào ảnh Như sương, như chớp lòe
Hãy quán chiếu như thế”.
“Sau khi nghe Phật dạy kinh này, thượng tọa Tu Bồ Đề và các vị khất sĩ,
nữ khất sĩ, Ưu bà tắc, Ưu bà di và tất cả các giới Trời, Người và A tu la đều
rất hoan hỷ, tin tưởng và tiếp nhận để thực hành”.[1]
[1] Bản dịch “Kinh kim cương” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Kết thúc buổi tụng niệm, tất cả các sư tăng và cư sĩ cùng làm lễ vái lạy
Đức Phật. Trong số họ có hai ông bà lão đứng lên. Bà lão tóc bạc trắng,
quàng chiếc khăn lụa màu sắc còn tươi nguyên. Ông lão cao lớn, gầy gò,
dáng điệu lom khom, nhưng phong thái an nhiên, bất phàm, tựa như một
tiên ông. Ông lão đưa tay khoác lên chiếc ba lô mang theo bên mình, để lộ
chuỗi hạt mã não rực đỏ trên cổ tay.
Ông lão và bà lão nhìn nhau, mỉm cười, dắt tay nhau ra khỏi đại điện.
Tôi tươi cười bước tới, đón chiếc ba lô từ vai cha, mỗi tay nắm một vị,