Cứu độ chúng sinh hết khổ, mới là Giác Ngộ
Địa ngục còn chưa trống không, thề không thành Phật.
Điều đó có nghĩa, đối tượng cứu khổ của Bồ Tát Địa Tạng là những sinh
linh tội lỗi dưới Địa Ngục. Vì vậy, sau khi Phật giáo được truyền bá vào
Trung Nguyên, sức ảnh hưởng của vị Bồ Tát này ngày càng trở nên rộng
rãi, cùng với Văn Thù, Phổ Hiền và Quan Âm, ngài được xem là một trong
bốn vị Đại Bồ Tát. Tương truyền, Cửu Hoa Sơn ở An Huy chính là đạo
tràng thuyết pháp của ngài.
Tôi đang quan sát và phân tích tỉ mỉ để nhận ra điểm khác biệt về tạo
hình giữa Bồ Tát Địa Tạng ở Tây vực và Bồ tát Địa Tạng ở Trung Nguyên.
Một chú tiểu từ bên ngoài bước vào, mang theo một ngọn đèn dầu, chuyển
cho Rajiva rồi lẳng lặng lui ra. Rajiva nâng cao ngọn đèn, để ánh sáng
chiếu rọi lên những bức vẽ trên tường. Lúc này, trước mặt tôi là hình ảnh
những cánh tay tàn phế, những đôi chân gẫy gập, là biểu cảm đau đớn tột
cũng trên những khuôn mặt người, là đủ mọi loại dụng cụ tra tấn, trừng
phạt đẫm vệt máu. Quả rất đáng sợ!
Những bức họa này mô phỏng nỗi thống khổ của chúng sinh nơi tám địa
ngục lớn.
Chả trách điện thờ này đặt tượng Bồ Tát Địa Tạng, lại âm u, ảm đạm đến
vậy. Có lẽ mục đích là khiến cho các tín đồ cảm thấy kinh sợ trước những
hình ảnh rùng rợn dưới các tầng địa ngục. Ở hầu hết các ngôi chùa từ quy
mô trung bình trở lên đều có những bức bích họa phóng tác như thế này.
Tôi có biết về tám địa ngục lớn, nhưng không nhớ tên gọi cụ thể, nên đã
nài nỉ Rajiva diễn giải.
- Đây là địa ngục đẳng hoạt (địa ngục chết đi sống lại). Chúng sinh mắc
tội sa xuống địa ngục này là những người vẫn còn chút tình cảm, họ không
nguôi ngoai nỗi thương nhớ cha mẹ. Nhưng móng tay họ sẽ biến thành vuốt