Vì tôi tiếp đất giữa sa mạc mênh mông, nên tôi chỉ có thể suy đoán nơi
này hoặc là thuộc Tây vực hoặc là thuộc Mông Cổ. Tôi thử hỏi về con
đường tơ lụa, nhưng hòa thượng không hiểu. Chỉ khi tôi giải thích, tơ lụa
và lá trà được vận chuyển từ Trung Nguyên đến tiêu thụ tại Đại Thực (nay
thuộc các Tiểu vương quốc Ả Rập), Ba Tư (nay là I- ran), Đại Tần (nay là
Roma) trên con đường này, thì hòa thượng mới gật đầu. Hòa thượng cho
biết, Kuchi nằm trên con đường này. Và trong tôi chợt bừng lên một tia hy
vọng.
Tiếp đó, tôi vắt cạn bộ nhớ để kể ra những địa danh liên quan đến con
đường tơ lục: Yên Kỳ (Yanqi), Thiện Thiện (Shanshan), Sơ Lặc (nay thuộc
Kashgar, Tân Cương), Lâu Lan, Hòa Điền (nay thuộc Hotan, Tân Cương),
Ô Tôn (nay thuộc Ili, Tân Cương), Đôn Hoàng, … Trong số đó có một vài
địa danh mà sau khi nghĩ ngợi một lúc, hòa thượng nhắc lại bằng một âm
tương tự, những âm còn lại rất khó nhận biết. Khi kể đến địa danh Khâu
Từ, tôi sững lại. Kuchi, Khâu Từ (Qiu Ci, nay thuộc huyện Kucha, Tân
Cương). Hai âm này rất giống nhau, lẽ nào là quốc gia có nền văn minh
phát triển và giàu mạnh nhất vùng Tây vực thời cổ đại?
Tôi nhìn hòa thượng và thử đọc lại tên Khâu Từ. Hòa thượng ngập
ngừng giây lát rồi gật đầu và chỉ vào mình. Trời ơi, cuối cùng thì tôi biết
mình đang ở đâu rồi. Tôi đã đến Tây vực, Tây vực đời Tần!
Vậy thì những người Khâu Từ mà tôi gặp trên đường đi này chính là
người Tochari. Tài liệu lịch sử chép lại rằng, tổ tiên của người Khâu Từ là
tộc người Da Yue Zhi, hay còn lại là người Tochari. Đầu dài, mũi cao, mắt
sâu, môi mỏng, da trắng, thuộc giống người châu Âu nguyên thủy. Các bộ
lạc Tochari đã kết thúc đời sống du mục vào khoảng một nghìn năm trước
Công nguyên và bắt đầu định cư tại Kucha, Yanqi và Turpan. Tôi đã đến
tham quan rất nhiều viện bảo tàng khi đi du lịch Tân Cương và rất thích thú
khi ngắm nghía các xác ướp, những xác ướp được lưu giữ gần như toàn vẹn
sau hơn ba nghìn năm, khuôn mặt xác ướp vẫn hiểu hiện rõ nét đặc điểm