nghiêm khắc, lên lớp với cậu ấy được nữa. Tình hình trở nên tệ hơn, vì cô
giáo thường xuyên nhìn trộm gương mặt điển trai hệt như bức tượng điêu
khắc trong thần thoại Hy Lạp của học sinh, sức lôi cuốn của vẻ đẹp ấy
khiến cô giáo mất tập trung, ánh mắt cứ vân du tận chốn nao và giọng nói
trở nên nhỏ nhẹ đến mơ hồ. Mất một lúc mới kịp lấy lại tinh thần, mặt đỏ
như gấc chín, vờ uống nước, vờ hắng giọng, vờ tìm quạt, vờ đi vệ sinh, vân
vân và vân vân các phương thức chữa thẹn.
Ở chùa Cakra, tôi từng được chứng kiến Rajiva chủ trì một ngày hội cầu
nguyện Phật Quan Âm. Tên gọi Quan Âm Bồ Tát được dịch ý từ tiếng
Phạn, lẽ ra phải dịch thành Quan Tự Tại, nhưng sau khi truyền vào Trung
Nguyên, người Hán đã đọc sai thành Quan Thế Âm. Thời nhà Đường, vì
không muốn phạm húy khi có âm đọc trùng với tên vua Lý Thế Dân, triều
đình đã hạ lệnh lược bỏ chữ “Thế”, nên tên Bồ Tát chỉ còn là Quan Âm.
Tôi vốn không hề biết đây chính là ngày hội cầu nguyện Quan Âm Bồ Tát
mà sau này đã được truyền bá rộng rãi tại Trung Nguyên, vì tên tiếng Phạn
của Quan Âm rất khó nhớ. Nhưng khi nhìn thấy pho tượng Quan Âm thì tôi
đã hiểu ra. Vào thời kỳ này, Quan Âm Bồ Tát không phải là hình tượng một
vị Phật nữ giàu lòng từ bi mà chúng ta thường gặp, mà là một vị Phật nam
uy nghiêm với hai vành râu rất đẹp, giống hệt hình ảnh trên những bức bích
họa ở Mạc Cao, Đôn Hoàng và hình ảnh điêu khắc về Phật giáo thời kỳ
Nam Bắc triều. Trước thời nhà Đường, Phật Quan Âm mang hình tượng
của một vị Phật nam. Nhưng vì Quan Âm đi chu du khắp nơi, ngài thường
cứu vớt chúng sinh bằng những phép thuật khéo léo tài tình và ngài còn có
thể ban tặng con cái cho chúng sinh, nên có lẽ hình tượng Phật nữ phù hợp
với ngài hơn chăng?
Lễ hội kéo dài bảy ngày và vì là lễ hội cầu nguyện cho mọi chúng sinh
nên ai cũng có thể tham gia. Phật tử viết tên người thân đã qua đời của
mình lên một thẻ gỗ, rồi trao cho vị sư phụ trách tiếp nhận để đặt lên hương
án trước ban thờ Phật. Rajiva cùng các Phật tử đặt hoa và dâng hương lên
bàn thờ Quan Âm, sau đó chắp tay quỳ xuống vái ba vái, mỗi động tác, cử