- Bởi vì trước khi gặp cô, chúng tôi đã ăn hết rồi.
Tôi gật gù, cuối cùng tôi đã hiểu. Không biết nhìn thấy họ ăn thịt thế này,
các nhà sư ở Trung Nguyên sẽ ghen tỵ hay sẽ chê trách họ?
- Khi nãy cậu nói đến Hinayana, từ này nghe rất quen, nghĩa là gì vậy?
Cậu ta suy nghĩ một lát rồi giải thích bằng một tràng dài những thanh âm
lạ lùng. Tôi biết đó không phải là tiếng Tochari, vậy thì hẳn là tiếng Phạn
rồi, thứ ngôn ngữ phổ thông được sử dụng trên khắp vùng Trung Á thời kỳ
Trung thế kỷ. Và đó cũng là thứ tiếng mà Kumalajiba dùng để thuyết giảng
kinh Phật sáng nay, nên tôi nghe mà không hiểu gì cả.
Tôi lại nghe thấy cậu ta đọc một âm khác: Mahayana. Hồi đi Ấn Độ, tôi
có mang theo cuốn sách hướng dẫn du lịch nhiếp ảnh phổ biến nhất trên thế
giới “Lonely Planet” bản tiếng Anh. Tôi nhớ rằng, tên gọi này thường
xuyên xuất hiện trong sách khi giới thiệu về các thắng cảnh du lịch của Ấn
Độ. Chắc chắn có liên quan đến Phật giáo, mà cậu ta vừa bảo cậu ta theo tín
ngưỡng Hinayana, nên được phép ăn “thịt thanh tịnh”. A, tôi nhớ ra rồi:
- Hai từ đó là Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa, đúng không?
Mahayana là Đại Thừa, còn Hinayana là Tiểu Thừa.
Cậu ta có vẻ chưa hiểu, tôi viết chữ Đại Thừa và Tiểu Thừa ra giấy nháp:
- “Thừa” là từ chỉ công cụ vận chuyển, ở đây có nghĩa là Phật pháp tế độ,
cứu rỗi chúng sinh, giống như con thuyền hay cỗ xe chuyên chở con người
từ nơi này đến nơi khác. Hinayana đề cao việc cứu độ bản thân, tìm kiếm
sự giải thoát cho cá nhân, vì vậy tiếng Hán gọi là Tiểu Thừa. Mahayana đề
cao việc cứu rỗi người khác, phổ độ chúng sinh, vì vậy tiếng Hán gọi là Đại
Thừa.
Tôi sướng phổng cả mũi, tiếng Phạn tôi cũng tỏ tường chả kém đâu nhé!
Bắt gặp đôi mắt mở to, sáng long lanh và nụ cười đầy hàm ý của tiểu hòa