- Công chúa, Trường An đã bị Mộ Dung Xung bao vây. Thiên vương
không tìm ra cách đối phó, cùng lúc gửi bốn lệnh triệu hồi Lữ tướng quân
lập tức về kinh.
Tôi ngẩng lên nhìn ông ta, im lặng. Sách “Tấn thư” viết rằng, Mộ Dung
Xung là “người đồng tính”, là con trai út của Hoàng đế Tiền Yên – Mộ
Dung Tuấn. Nhà Tiền Yên bị Phù Kiên tiêu diệt, năm mười hai tuổi, Mộ
Dung Xung theo chị gái là công chúa Thanh Hà vào sống trong hậu cung
của Phù Kiên, hai chị em đều được Thiên vương Phù Kiên rất mực sủng ái.
Vương Mãnh nhiều lần khuyên ngăn, Phù Kiên mới đồng ý đưa Mộ Dung
Xung ra ngoài cung, cho làm Thái thú Bình Dương.
Đoàn Nghiệp cười mỉa mai:
- Tên mọi trắng Mộ Dung này có biệt danh là Phượng Hoàng. Ngày
trước, trong thành Trường An người ta hay kháo nhau về lời sấm truyền:
“Chim phượng hoàng xuất hiện ở thành A Phòng”. Thiên vương nghĩ đó là
điềm may mắn, đã cho trồng mấy chục vạn cây ngô đồng và tre trúc để chờ
chim phượng hoàng tới. Điều đáng nực cười là, Mộ Dung Xung đã đánh
bại quân của Thiên vương ngay tại thành A Phòng, như thế chẳng phải lời
sấm truyền kia đã ứng nghiệm hay sao? Thiên vương xem nhẹ lời khuyến
cáo của Vương Cảnh Lược[1], dung túng cho bọn người Sabir[2] nên mới
có kết cục như hôm nay.
[1] Vương Mãnh, chữ là Cảnh Lược.
[2] Dân tộc thiểu số thời cổ, ở vùng Đông Bắc, Nội Mông, Trung Quốc.
Tộc người Sabir khác với tộc người Hán, họ có nước da trắng như trứng
gà bóc, lúc nào cũng tươi cười, khỏe khoắn. Hoàng thất Mộ Dung toàn là
những vương tử điển trai, công chúa kiều diễm, người Đê gọi họ là bọn mọi
trắng. Mộ Dung mới chừng hai mươi lăm tuổi, dẫn đầu một đội quân ô hợp,
nhưng lực lượng của Phù Kiên lúc này đã suy yếu, nên mới bị dồn đuổi