tôi may mắn hơn ngày rất nhiều, vì chúng tôi có người dẫn đường, lại được
tiếp tế lương thực. Nhưng tiến vào sa mạc Hạ Diên Tích trong thời tiết oi
bức, nắng như đổ lửa thế này vẫn hết sức gian khổ. Nhiệt độ buổi trưa có
thể lên đến hơn 45oC, vô cùng khô hạn, mỗi người chỉ được chia một
lượng nước rất hạn chế, không ai dám uống nhiều, vậy nên miệng môi ai
nấy đều nhanh chóng bị nứt nẻ..
Trong “Đại Đường Tây vực ký”, sư phụ Huyền Trang mô tả như sau:
“Ban đêm, yêu ma đốt lửa, những đốm sáng lập lòe ma mị, ban ngày gió
cát mịt mù, vần vũ như mưa bão”. Những miêu tả sống động ấy, nếu không
đích thân đặt chân vào sa mạc này, sẽ chẳng thể có được sự trải nghiệm
khắc cốt ghi tâm. Ban ngày, không một gợn gió, nhưng có thể ngay lập tức
tối tăm mặt mày vì gió cát, bụi đá, với những thanh âm rú rít ghê rợn như
tiếng ma quỷ. Bụi cát bị gió lốc cuốn tung, bay mù mịt khắp trời hệt như
mưa rào, dù quấn khăn bịt mặt rất dày, vẫn có thể bị cát xâm nhập vào tận
cuống họng.
Ban đêm, bầu trời ngàn sao lấp lánh, mặt đất chập chờn những bóng ma
trơi. Đây là lần đầu tiên tôi trông thấy “ma trơi”, hình ảnh đó phát ra từ hài
cốt của con người và động vật đã chết trong điều kiện tự nhiên khắc nhiệt
này từ hàng ngàn năm qua. Ở thế kỷ XXI, sa mạc Hạ Diên Tích không còn
đáng sợ như vậy nữa, đường sắt xuyên qua sa mạc, trước mặt hành khách
sẽ chỉ là một khoảng không hoang vu, tẻ nhạt mà thôi. Ai có thể ngờ rằng,
một nghìn năm trước, nơi đây từng được xem là vùng đất chết kia chứ!
Sau nửa tháng trời, khi phong hỏa đài của Ngọc Môn Quan hiện ra trước
mắt, ai nấy đều reo hò mừng rỡ, cuối cùng chúng tôi đã vượt qua tám trăm
dặm sa mạc Hạ Diên Tích. Nhưng tôi biết, con đường phía trước không hề
thuận lợi như mọi người nghĩ. Một thứ khác đáng sợ hơn cả vùng đất chết
đang chờ đợi chúng tôi.
Chiến tranh sắp xảy ra…