Khương, người Hung Nô. Dân số trong thành khoảng hơn hai mươi vạn,
vào thời Thập lục quốc, Guzang được xem là một thành phố lớn. Ngoại
thành có núi tuyết Kỳ Liên sơn, cỏ cây tươi tốt, là vùng đất màu mỡ, lại là
ranh giới giữa vùng nông canh và vùng du mục. Nhà Tiền Lương của họ
Trương đã khai phá và phát triển đất này được sáu mươi năm. Vì họ
Trương là người Hán nên khi Trung Nguyên xảy ra chiến tranh, rất nhiều
người tài và phú hộ đã rời khỏi Trung Nguyên, đến Lương Châu lánh nạn.
Guzang trở thành nơi tập trung đông đảo nhân tài, kinh tế phát triển phồn
thịnh, văn hóa Hán đóng vai trò chủ đạo.
Xe ngựa lộc cộc lăn bánh vào thành phố, tôi kéo rèm cửa ra ngắm nhìn.
Vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lương – Trương Quỹ là người có công mở
rộng Guzang, ông đã cho xây dựng thêm bốn thành phố vệ tinh quanh
thành trì ban đầu, nhờ vậy, diện tích của Guzang lớn hơn rất nhiều diện tích
các tiểu quốc ở Tây vực. Kiến trúc mang phong cách Hán đang trải ra trước
mắt tôi. Đã lâu không được thấy những mái nhà truyền thống của người
Hán với mái chồng và chiếu nghỉ. Hai bên đường bày la liệt các sạp hàng,
trung tân thành phố có lầu trống và lầu chuông, đó là quy hoạch thành phố
điển hình của người Hán.
Tuy vào giai đoạn thoái trào, nhà Tiền Lương không tránh khỏi tình trạng
tranh giành vương vị, triều chính rối loạn liên miên, giống như hầu hết các
quốc gia thời Thập lục quốc, nhưng so với nhà Hậu Triệu của Thạch Lặc,
Thạch Hộ ở Trung Nguyên, thì nhà Tiền Lương của họ Trương phát triển
hơn rất nhiều. Vậy nên, khi Lương Châu rơi vào tay Lữ Quang, vùng đất
này không bị tổn hại gì nhiều, điều đó đã giúp Lữ Quang nhanh chóng xây
dựng được bộ máy chính quyền. Có thể thấy, một trong những yếu tố quan
trọng nhất giúp Lữ Quang trở thành vua một nước trong thời Thập lục quốc
đó là sự may mắn.
Năm 401 sau Công Nguyên, nhà Hậu Lương của họ Lữ đầu hàng nhà
Hậu Tần, vài năm sau, vua Nam Lương là Thốc Phát Nục Đàn tiến vào