tạng kinh, khẽ lay gọi vận mệnh thức tỉnh. Thạch động hoang tàn, nỗi nhục
ngàn năm che khuất ánh bình minh. Mây trôi muôn dặm, bụi nhuốm đường
trần. Ta trình diễn điệu vũ ly tán của ta và em trong kiếp này bằng tranh
thuyết pháp của Bồ Tát”.
Gió cát sa mạc vùi lấp phồn hoa Đôn Hoàng. Một chén trà giữa thời
loạn, dốc cạn vào lòng. “Ta vẽ tóc em, vẽ gương mặt mà ta hằng nhung nhớ
lên bức bích họa phi thiên. Ta ở Đôn Hoàng chép tranh Bồ Tát, mượn Phật
pháp mà cười trông thiên hạ”. Vào thời đại tôi đang có mặt, sau mười năm
nữa, Đôn Hoàng sẽ trải qua một sự kiện lịch sử trọng đại. Năm 400 sau
Công nguyên, Lý Cảo (người Hán) sẽ xưng vương ở Đôn Hoàng, lập ra
nước Tây Lương, đây là lần đầu tiên Đôn Hoàng trở thành kinh đô của một
nhà nước. Lý Cảo chỉnh đốn triều chính, cắt giảm lao dịch, thuế má, coi
trọng Nho học, chăm lo phát triển giáo dục. Bởi vậy, trong suốt hơn mười
năm cai trị, Lý Cảo đã biến Lương Châu hỗn loạn thành một khu vực tương
đối ổn định, người Hán lũ lượt kéo về đây náu thân, văn hóa Đôn Hoàng
phát triển rực rỡ, dẫn đầu Lương Châu về mọi mặt trong suốt một thời kỳ
dài. Nước Tây Lương tồn tại được hai mươi năm, sau đó bị nước Bắc
Lương của Thư Cừ Mông Tốn – người Hung Nô tiêu diệt.
Cuối tháng tám, chúng tôi đến Tửu Tuyền, dừng lại nơi đây tám ngày. Sự
kiện khiến Lữ Quang mở cờ trong bụng khi tới đây là đối thủ đáng gờm của
ông ta là Lương Hy đã bị bắt. Lương Hy trốn đến Guzang, bị thái thú Vũ
Uy là Bành Tế lập mưa bắt được, hiến cho Lữ Quang. Lữ Quang giết chết
hai cha con Lương Hy ở Tửu Tuyền. Bước sang tháng chín, thời tiết vẫn
không mát mẻ hơn, mùa thu trốn đâu xa lắc. Trong cái nắng nóng, oi nồng,
mồ hôi đầm đìa lưng áo, chúng tôi tiến vào Guzang – điểm đến sau cùng
của chuyến đi này, đây cũng là thành phố quan trọng nhất ở Lương Châu.
Guzang là một quận thuộc Lương châu, đồng thời là căn cứ quân sự quan
trọng trên hành lang Hà Tây. Guzang ban đầu do người Hung Nô xây dựng,
sau trở thành nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hán, người