ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 778

gì chăng nữa, thì trước mặt quần chúng, bằng mọi giá phải giữ gìn hình ảnh
đẹp đẽ của mình.

Ngẫm nghĩ hồi lâu, như đã hiểu ra được điều gì, Mông Tốn gật đầu:

- Lợi dụng tôn giáo vỗ về quần chúng, xoa dịu sự chống đối, đó đúng là

phương cách đơn giản mà hữu hiệu.

Anh ta đứng lên, ánh mắt lộ vẻ giễu cợt, cười nói:

- Lữ Quang có pháp sư Rajiva ở bên mà không biết cách tận dụng, quả là

quá ư ngu xuẩn.

Anh ta chắp tay sau lưng, đi lại trong phòng, mỉm cười nhìn tôi đầy ẩn ý:

- Nếu ta làm vua, sẽ phong pháp sư làm quốc sư, ra sức truyền bá Phật

pháp.

Tôi chỉ cười không đáp. Sau khi chiếm được Guzang, Mông Tốn hết

lòng tin Phật và ra sức phát triển Phật giáo, nhưng khi ấy Rajiva đã đến
Trường An từ lâu. Mông Tốn phong nhà sư Tây vực Dharmakema làm
quốc sư, đồng thời học theo Diêu Hưng, lập ra trương dịch thuật ở Guzang,
và trường dịch thuật này đã hoàn thành hơn mười bộ kinh Phật kinh điển,
tiêu biểu là cuốn “Đại bát Niết Bàn kinh” (gọi tắt là Kinh Niết Bàn).

Mông Tốn đang chầm chậm dạo bước, hai tay chắp ngang hông, thả lỏng

gân cốt. Khí chất và phong thái của bậc quân vương toát ra từ con người
này rất rõ rệt. Đất Lương Châu trong tay họ Lữ, chiến tranh xảy ra liên
miên, thiên tai, nạn đói như tôi đang phải đối mặt không chỉ diễn ra một
lần. Nhưng khi Mông Tốn tiếp quản Lương Châu, dân số thành Guzang đã
tăng lên hơn hai mươi vạn, và trong sử sách không thấy có ghi chép về nạn
đói trong giai đoạn này. Con trai của Mông Tốn – Thư Cừ Mục Kiên là một
người học rộng, luôn biệt đãi các bậc danh nho người Hán. Khi Bắc Ngụy
của tộc người Thốc Phát tiêu diệt Bắc Lương, thì kho báu mà họ chiếm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.