gian, tôi tìm đường ra đường cái theo chỉ dẫn của cụ già. Cứ đi về hướng
Đông là sẽ tới Trường An. Vườn Tiêu Dao ở huyện Hộ, cách Trường An
bốn mươi dặm, vì vậy tôi phải đến Trường An trước đã.
Tự mình điều khiển xe bò, cỗ xe chậm chạp lăn bánh khiến tôi rất đỗi
nóng ruột. Tôi không cứng tay, không thành thạo nên cỗ xe chẳng thể tăng
tốc. Trên đường cái quan, tôi gặp rất nhiều người, già trẻ trai gái đủ cả. Vẻ
mặt mệt mỏi, áo quần tả tơi, họ dắt díu nhau đi về hướng Đông.
Những người này hẳn là dân chạy nạn, hỏi thăm thì được biết, họ đều từ
Lượng Châu tới. Bởi vì mất mùa đói kém, nên sau khi Lữ Long đầu hàng
Diêu Hưng, họ kéo nhau tới đất Tần mong tìm được kế sinh nhai. Theo ghi
chép thì vào thời điểm này, Rajiva đã đến Trường An. Sợ rằng ghi chép có
sự sai sót, nên tôi bèn hỏi thăm họ về pháp sư Kumarajiva, nhưng chẳng
nhận được thông tin nào.
Tôi đi hỏi từng người một, rồi đột nhiên tim thắt lại tưởng chừng ngạt
thở! Phía trước, giữa đám đông là một bóng dáng cao gầy, đang khom lưng,
áo cà sa màu nâu song bay phần phật trong gió bấc tê tái. Tôi cuống cuồng
dừng xe bên đường, phi như bay về phía bóng dáng đó, chụp lấy cánh tay
người đó. Giữa hố mắt sâu thẳm là đôi mắt già nua, nhăn nheo, sống mũi
người đó cao lạ thường, đôi môi dày bè, râu tóc hung đỏ, người đó rõ ràng
là thuộc tộc người ở vùng Trung Á. Vầng trán cao rộng, cương nghị và
thông tuệ, gương mặt nhân hậu, người đó chừng bảy mươi tuổi.
- Thí chủ tìm bần tang ư?
Tiếng Hán lơ lớ và nặng âm mũi của người đó khiến tôi phải luận mãi
mới hiểu hết nghĩa. Tôi thả tay, lắc đầu thất vọng. Tôi nhớ chàng đến mức
này ư! Theo ghi chép: Ngày hai mươi tháng mười hai âm lịch năm 401 sau
Công nguyên, Rajiva đã được bố tướng của Diêu Hưng là Diêu Thạc Đức
đón về Trường An, đến nay đã hơn một tháng, chàng đâu thể một thân một