Tiền Giang
Đừng Đánh Mất Thiên Đường
Chương 2
CHÂN TRỜI HẠNH PHÚC
Ngày còn đi học,Tấn rất thích hai câu thơ của một tác gỉa nào đó:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào, dị nịch nhân
Ý nghĩa câu thứ nhất,như mọi người,Tấn lĩnh hội ngay khi đọc. Nhưng
câu thứ hai, mãi đến tuổi “nhi lập” chàng mới nghiệm ra. Rõ ràng sắc đẹp
không phải sóng gió nhưng đã nhận chìm con người một cách dễ dàng. Nạn
nhân chết trong tự nguyện không hề than óan. Thượng Đế, với bàn tay khéo
léo đã tạo ra những kiệt tác cho phái nữ. Khi con người bước ra khỏi bóng
tối của thời sơ khai, họ cũng mang theo một kiệt tác của chính mình, đó là
“Tình yêu”. Đã có không biết bao nhiêu tác giả của các thời đại viết về hai
đề tài này: tình yêu và đàn bà, thế mà không hề có sự nhàm chán, không hề
có sự trùng lập. Phải chăng người đàn bà và tình yêu là hai kho báu vô tận,
bao nhiêu thế hệ kế tiếp nhau khai thác mà vẫn không bao giờ cạn.
Y phục theo thời gian có thay đổi, ngôn ngữ tùy địa phương cư ngụ có
khác nhau, nhưng qua người phụ nữ, tất cả đều đằm thắm quyến rũ. Hơn
hai ngàn năm trước, điệu vũ Nghê Thường đã làm điên đảo các bậc vua
chúa, thế thì không thể bảo xiêm y ngày ấy có gì thua kém ngày nay. Trong
các cuộc thi hoa hậu thế giới, vùng trời nào, dù Đông hay Tây, Âu hay Á,
đại mạc hay biển xanh, đều có những bông hồng làm mê mẩn lòng người ,
nhìn không chán mắt. Không phải chỉ nơi cung đình và giới thượng lưu mới
sản sinh những người đẹp nổi tiếng, mà ngay nơi thôn dã cũng cho ra đời
những đóa hoa biết nói. Trung Quốc có Tây Thi giặt lụa, Việt Nam có Ỷ
Lan phu nhân trồng dâu. Hình như lọai sắc đẹp trời cho này không hề bị
ảnh hưởng gì bởi nhửng công việc nặng nhọc.
Với người viết văn , làm thơ, giai nhân luôn là chất kích thích dẫn đường
cho họ đến những tác phẩm lớn. Những bài thơ điên của Hàn Mặc Tử sẽ ra
sao nếu thiếu bóng Mộng Cầm? Baudelaire sẽ viết được những gì nếu