Nhưng khi đã là một người trưởng thành, bạn có trách nhiệm suy xét mọi
điều một cách thực tế và có hành động cụ thể hòng vượt qua điểm yếu này.
Nỗi sợ bị phản đối khiến bạn có nguy cơ rơi vào trạng thái bất an và trầm
cảm như thế nào? John là một kiến trúc sư 52 tuổi, chưa kết hôn, ăn nói nhỏ
nhẹ và sợ bị phê bình. Anh được đưa đến trị liệu vì mắc chứng trầm cảm tái đi
tái lại, và nó không hề thuyên giảm mặc dù anh đã trải qua nhiều đợt điều trị.
Một ngày nọ, anh cảm thấy đặc biệt vui vẻ và phấn khởi đến gặp sếp để trình
bày ý tưởng mới về một dự án quan trọng. Vị sếp quát lên, “Để sau đi, John.
Anh không thấy là tôi đang bận hả?”
Lòng tự trọng của John sụp đổ ngay tức thì.
Anh lê bước trở về văn phòng của mình, chìm đắm trong cơn tuyệt vọng
cùng nỗi căm ghét bản thân, và anh thấy mình thật tệ hại, “Sao mình có thể vô
tâm như thế chứ?”
Khi John kể lại chuyện này cho tôi nghe, tôi đã hỏi anh một vài câu hỏi đơn
giản, “Ở đây ai mới là người hành động ngu ngốc. là anh hay sếp của anh? Anh
có thật sự cư xử không phải phép không, hay chính sếp của anh mới là người
có hành động khó ưa?”
Sau một phút trầm ngâm, anh đã chỉ ra được đúng người đúng tội.
Anh đã không nghĩ đến khả năng vị sếp có cách hành xử quá quắt là bởi vì
anh có thói quen tự đổ lỗi cho chính mình. Anh đã cảm thấy nhẹ nhõm khi
nhận ra anh hoàn toàn không có gì phải xấu hổ về hành động của mình vào
thời điểm đó. Sếp của anh, con người cáu bẳn đó, hẳn đang bị áp lực và không
được sáng suốt cho lắm vào ngày hôm đó.
Sau đó John thắc mắc, “Tại sao tôi luôn phải cố gắng quá mức để nhận được
sự tán thành của người khác? Tại sao tôi lại cảm thấy suy sụp như vậy?” Rồi